Chỉ gội từ một đến hai lần một tuần, không dùng ngón tay gãi mạnh, lựa chọn loại dầu phù hợp với tóc để giảm tình trạng rụng, xơ gãy và gàu.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết gội đầu là công việc thường nhật, đơn giản song nhiều người không quan tâm, khiến cho da đầu dễ bị tổn thương và làm tóc nhanh xơ cứng.
Theo bác sĩ Vy, gội đầu đều đặn hàng tuần là cách làm sạch da dầu, song không nên gội thường xuyên. Mỗi tuần chỉ nên gội từ hai đến ba lần.
“Tần suất này là hợp lý, phù hợp với hầu hết các tình trạng tóc cũng như da đầu, đảm bảo tóc và da đầu luôn sạch, tránh bết dính.”, bác sĩ nhấn mạnh.
Ngoài ra, gội đầu quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của mái tóc khiến tóc bị khô, mảnh, dễ giòn gãy. Tóc mất đi độ bóng sáng, phát sinh gàu, da đầu bị hư tổn.
Nên lựa chọn dầu gội phù hợp vì dầu gội dành cho tóc thô có thể không phù hợp với nhóm tóc mịn. Bạn cần hiểu rõ chất tóc để tìm loại dầu tốt và đọc kỹ hàm hàm lượng sulfat có trong dầu gội. Đây một loại chất tẩy rửa hợp với những người có mái tóc nhờn tự nhiên, tức tóc và da nhiều dầu, còn nhóm người khác lại không phù hợp.
Khi gội, không nên dùng móng tay gãi mạnh vào da do da đầu mỏng. Khi gãi mạnh, da đầu dễ bị bong các lớp bảo vệ bên ngoài, không đủ sức giữ tóc dẫn đến rụng, gàu và gây ngứa.
Do đó, thay vì dùng móng, bạn chỉ nên dùng đầu mút thịt ngón tay hay bàn tay để massage nhẹ nhàng. Sau khi gội không nên dùng khăn khô vò tóc mà lấy khăn mềm thấm nước nhẹ nhàng lên tóc để giữ nguyên độ ẩm và lớp màng bảo vệ bao quanh tóc khỏi bị hủy hoại.
Trước khi gội, bạn phải gỡ rối tóc trước khi tắm gội bằng lược răng thưa hoặc một chiếc bàn chải gỡ rối tóc làm giảm lượng tóc rụng khi tắm.
Lưu ý nên dùng nước ấm để gội nước đầu giúp các lớp biểu bì mở ra và dễ dàng loại bỏ bụi bẩn và dầu. Sau đó, bạn dùng nước lạnh xả sẽ giúp các lớp biểu bì đóng lại, để giúp làn da sáng bóng hơn.
Khi gội xong không nên ra đường khi tóc còn ướt, tóc ướt sẽ dễ bám bụi. Không ngủ khi tóc ướt, nếu không, sẽ khiến tóc rụng nhiều, sinh gàu, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển….
Không gội đầu sáng sớm hoặc tối muộn, gây hại sức khỏe, dễ dẫn đến cảm lạnh, cúm hoặc đột quỵ ở người có yếu tố nguy cơ.
Cách tránh khô da tay khi sát khuẩn
Nên rửa tay nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh, bôi kem dưỡng ẩm hoặc đeo găng tay để tránh làm khô da, ngứa, nứt hoặc n.hiễm t.rùng.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết bàn tay tiếp xúc thường xuyên với nước, xà phòng, cồn, các chất tẩy rửa… có thể làm khô da, ngứa, nứt nẻ, c.hảy m.áu, thậm chí n.hiễm t.rùng. Tình trạng khô ngứa nặng nề hơn ở những người thuộc type da khô, có sẵn bệnh viêm da cơ địa…
Ngoài ra, sát khuẩn tay không đúng cách còn làm mất cân bằng độ ẩm và độ pH của da, dẫn đến khô ráp, dày sừng, bong tróc…
Bác sĩ khuyến cáo nên rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây. Rửa tay bằng nước ấm thay vì bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Việc rửa tay bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, mất cân bằng độ ẩm cho da.
Nên sử dụng xà phòng có thành phần giữ ẩm như glycerin, lanolin… Tránh các xà phòng có nhiều mùi thơm sẽ tăng nguy cơ kích ứng da hoặc các xà phòng cục có độ pH cao, sẽ làm mất cân bằng pH cho da.
Khi rửa tay, nên thực hiện các bước rửa tay đầy đủ và nhẹ nhàng ngay cả khi bạn đang vội để tránh chà xát làm tổn thương làn da.
Sau khi rửa tay, nước như nam châm sẽ hút nước từ trong da và bay hơi trong không khí khiến da khổ. Ngoài ra, rửa tay nhiều lần làm mất đi lớp hàng rào bảo vệ da, dẫn đến mất nước Để bảo vệ làn da, bạn cần thoa liền kem dưỡng ẩm để khôi phục hàng rào bảo vệ da, cung cấp lớp bảo vệ, tăng hàm lượng nước biểu bì, làm dịu da. Kem dưỡng ẩm cũng nên thoa sau mỗi lần tắm rửa, đụng nước, trước khi ngủ và bất cứ khi nào bạn cảm thấy da khô.
Hạn chế tiếp xúc với nước, dung dịch sát khuẩn bằng cách đeo găng tay bảo vệ. Đối với găng cao su, găng y tế, thường dùng trong môi trường ẩm ướt, hóa chất, tiếp xúc vật nhiễm hoặc nguy cơ nhiễm chỉ nên được dùng một lần và bỏ vào nơi xử lý rác thải y tế, rác thải hóa chất…
Đối với găng bằng len, da, vải..có thể che chắn tác hại ánh nắng mặt trời đối với làn da… Những trường hợp khô da nhiều, da dày sừng, bong vảy khô, dày… có thể thoa kem dưỡng ẩm rồi đeo găng tay vải để kem thấm sâu vào da, giúp giữ ẩm và làm mềm da. Đeo găng tay những ngày gió khô, lạnh sẽ làm giảm tác hại của khí hậu và gió khô lên làn da, giúp bảo vệ da tốt hơn.