Sai lầm cần tránh khi chọn quần áo vào ngày rét đậm

Mặc chất liệu gì, bao nhiêu lớp để đủ ấm là câu hỏi băn khoăn của nhiều người vào mùa đông, nhất là khi phải ra ngoài trời trong thời tiết rét đậm.

Theo The Washington Post , vào mùa rét, giữ ấm cơ thể là cách cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ mắc bệnh. Quần áo là vật liệu giúp chúng ta giữ ấm cơ thể trong mùa đông, thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, mặc quần áo quá dày hoặc không đủ ấm là sai lầm nhiều người vẫn mắc phải.

Mặc quần áo quá dày và ít lớp

Nhiều người cho rằng mặc quần áo càng dày, chất liệu bông sẽ giúp cơ thể ấm hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên chúng ta không nên mặc đồ dày mà nên chọn quần áo mỏng, nhiều lớp. Các lớp quần áo sẽ giúp gió lạnh không thể luồn vào cơ thể.

Với t.rẻ e.m, việc mặc quần áo nhiều lớp còn có tác dụng dễ cởi khi bé toát mồ hôi do chơi đùa hoặc nằm ngủ.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc 3 lớp quần áo để giữ ấm trong thời tiết giá rét. Trong đó, lớp trong cùng nên chọn chất liệu polyester, lụa hoặc vải có khả năng thấm hút mồ hôi. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng áo sơ mi cotton mặc lớp trong cùng, nó sẽ hút ẩm tốt nhưng không bay hơi.

Lớp giữa có tác dụng cách nhiệt, giữ ấm. Bạn nên mặc áo len, nỉ, lông cừu, dạ. Quần áo của lớp giữa nên chọn vừa vặn, không nên quá bó sát.

Lớp quần áo bên ngoài không dùng để giữ ấm mà cản gió, mưa. Nếu trời không gió, mưa, chiếc áo khoác bằng len lông cừu, xù là lựa chọn tuyệt vời. Nếu trời mưa, gió, bạn nên chọn quần áo có chất liệu Gore-Tex, Sympatex. Lý tưởng nhất cho lớp ngoài là vật liệu có lỗ thông để mồ hôi nách, cổ, gáy dễ bay hơi, thoáng khí.

sai lam can tranh khi chon quan ao vao ngay ret dam d6f 5503266

Phụ huynh đưa con đến trường trong thời tiết rét đậm. Ảnh: Phạm Thắng.

Mặc quần áo quá chật

Nhiều người cho rằng mặc càng kín, bó sát, cơ thể càng giữ được nhiệt. Tuy nhiên, quần áo càng bó càng khiến da tiếp xúc gần hơn với không khí lạnh. Thêm vào đó, mặc quần áo bó sát làm tăng nguy cơ bị n.hiễm t.rùng vùng kín ở nữ giới do tăng nhiệt, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Mặc quần áo chật còn ảnh hưởng lưu thông m.áu, nhất là phần bụng, chân, gây mệt mỏi, khó chịu, căng tức. Áo chật gây khó thở, ảnh hưởng hoạt động cơ hoành, khiến các tế bào bị lão hóa sớm. Mặc quần bó sát cả ngày gây giãn tĩnh mạch, cản trở khả năng vận chuyển m.áu về tim. Hệ lụy cuối cùng là gây suy tĩnh mạch.

Vì vậy, trong mùa đông, bạn nên chọn kích cỡ vừa vặn, sao cho cơ thể vẫn vận động, chạy, nhảy thoải mái, dễ cởi bỏ khi toát mồ hôi, nóng bức.

Không giữ ấm những bộ phận quan trọng

Nguyên tắc đầu tiên khi giữ ấm cơ thể là bảo vệ các vị trí quan trọng như vùng mũi, cổ, ngực, hai tay, chân. Đôi bàn chân là nơi có nhiều dây thần kinh, mạch m.áu. Nếu tay, chân bị lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị viêm phổi, bệnh truyền nhiễm, hô hấp khác. Mùa đông, thời tiết lạnh khiến các mạch m.áu dưới da co lại, lưu thông chậm. Giữ cho đôi chân khỏe mạnh là cách để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông.

Bên cạnh đó, lưng, ngực, bụng nếu không được giữ ấm có dẫn tới lạnh dạ dày, ảnh hưởng việc tiêu hóa và hấp thụ. Cổ cũng là vị trí nên giữ ấm bởi dễ gây ho, cảm cúm nếu bị lạnh. Đầu là bộ phận quan trọng, chứa nhiều dây thần kinh trung ương. Lạnh đầu dễ gây choáng váng, đau nhức và dễ cảm, cúm.

sai lam can tranh khi chon quan ao vao ngay ret dam 72b 5503266

Đôi bàn tay, chân, cổ, bụng… là những bộ phận quan trọng cần được giữ ấm trong mùa rét để phòng bệnh.

Mũi cũng là bộ phận dễ bị tấn công. Không khí khô hơn làm suy yếu khả năng chống lại virus của hệ miễn dịch. Nhiệt độ thấp sẽ làm cho các lớp tế bào biểu mô vốn đã rất nhạy cảm, nay dễ bị khô bề mặt, tổn thương, tạo kẽ hở cho virus và vi khuẩn xâm nhập.

Bạn nên bảo vệ cơ thể bằng cách đội mũ che tai, găng tay chống thấm nước, tất len. Trong mùa rét, bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, ngăn làn da tiếp xúc cái lạnh và hạn chế virus, vi khuẩn tấn công. Chất liệu của tất, găng tay nên là sợi bông, len, giày đế dày, có tấm lót và thay thường xuyên để tránh vi khuẩn.

Các bác sĩ khuyên chúng ta nên ngâm chân vào chậu nước ấm có chút muối trong khoảng 10-15 phút. Ngâm chân buổi tối giúp giãn các mạch m.áu, tránh tắc nghẽn, tê bì và mang tới giấc ngủ ngon hơn.

7 điều không nên làm khi thời tiết thay đổi đột ngột

Nhiệt độ miền Bắc đang giảm mạnh và sâu khiến gió lạnh dễ lùa vào người, buốt giá chân tay. Hãy tránh làm những việc dưới đây để đảm bảo sức khỏe trong suốt mùa đông.

Ăn mặc phong phanh không đủ giữ ấm cơ thể

7 dieu khong nen lam khi thoi tiet thay doi dot ngot 5cb 5502858

Ảnh minh họa

Thời tiết lạnh nhưng chỉ mặc chiếc áo mỏng nhẹ, phong phanh không cài khóa, chủ quan vì sức chịu lạnh tốt nhưng khi ra ngoài gặp gió nguy cơ bị cảm cúm, cảm lạnh cao thậm chí còn có nguy cơ đột quỵ.

Uống rượu để làm ấm người

Mặc dù rượu có thể giúp làm ấm người nhanh, tuy nhiên, nó lại chứa tác dụng kích thích trao đổi nhiệt nên nhiệt lượng trong cơ thể bạn bị tiêu tan nhanh chóng.

7 dieu khong nen lam khi thoi tiet thay doi dot ngot 366 5502858

Ảnh minh họa

Ngoài ra, khi có cồn vào người thì não bộ sẽ phản ứng chậm với những tình huống cơ thể bị lạnh quá mức nên dễ gây nguy hiểm tới tính mạng. Thế nên, cần tránh uống rượu cả trong những ngày thời tiết giảm lạnh lẫn những ngày bình thường để bảo vệ sức khỏe luôn ổn định.

Để bụng đói khi đi ra ngoài

Nếu để bụng quá đói khi đi ra ngoài trời lạnh sẽ khiến cơ thể nhanh bị nhiễm lạnh, thậm chí còn dễ hạ thân nhiệt, gây nguy hiểm lớn cho tính mạng. Để cơ thể sản xuất nhiệt lượng và làm ấm người trước tiên cần được cung cấp năng lượng đầy đủ nhất.

7 dieu khong nen lam khi thoi tiet thay doi dot ngot 016 5502858

Ảnh minh họa

Năng lượng từ cơ thể được tiếp nhận vào thông qua những loại thực phẩm bạn tiêu thụ trong ngày. Vì thế những ngày lạnh nên chú ý bổ sung năng lượng đầy đủ từ các bữa ăn, tránh để bụng đói khi ra đường và tuyệt đối không bỏ bữa sáng để hoạt động cơ thể tốt cho cả ngày.

Thở bằng miệng

Điều này không thể làm ấm không khí hoặc cung cấp độ ẩm cho miệng. Thậm chí nó còn làm tăng nguy cơ bị đau thắt ngực.

Để tránh điều này, chỉ cần thở bằng mũi, chậm và sâu khi ra ngoài trời lạnh.

Tắm nước lạnh

Nhiều người cứ nghĩ mình chịu lạnh giỏi nên vô tư tắm nước lạnh trong thời tiết này. Thế nhưng, khi cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là tắm nước lạnh về đêm thì hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là bất tỉnh, hôn mê, nặng hơn còn có nguy cơ đột quỵ, t.ử v.ong.

Vì vậy, nếu nhiệt độ thời tiết giảm thấp nên chú ý tắm nước nóng và hãy tắm thật nhanh, đồng thời tránh tắm khuya để bảo vệ sức khỏe an toàn hơn trong mùa lạnh này.

Ăn đồ ăn lạnh

7 dieu khong nen lam khi thoi tiet thay doi dot ngot 41a 5502858

Ảnh minh họa

Trong thời tiết này, việc ăn đồ lạnh vừa lấy từ tủ lạnh ra sẽ gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng. Vì vậy, nên tránh ăn những món ăn quá lạnh và nên bổ sung các món ăn cay, nóng ở mức vừa phải để bảo vệ cơ thể của mình tốt hơn.

Che mũi và miệng bằng khăn quàng

Trong thời tiết lạnh, hơi nước thở ra có thể trở nên lạnh nhanh chóng hoặc biến thành băng nếu nó bị chặn bởi một chiếc khăn quàng hoặc áo khoác. Không khí sau đó sẽ đi qua các lớp bảo vệ lạnh lẽo đó, rồi vào mũi, khiến bạn cảm thấy lạnh hơn.

Điều này có thể gây ra cơn đau thắt ngực, viêm phế quản và gây kích ứng da. Nếu thực sự cần, có thể che mặt, nhưng đừng che kín mũi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *