Người thân, đặc biệt là bạn đời là người dễ dàng giúp người mắc chứng ngưng thở nhận ra vấn đề nhất; vì vậy nên thông báo cho họ biết sự việc và khuyên họ tìm đến bác sĩ
Nghiên cứu mới từ Úc và Ireland đã tìm ra mối liên hệ giữa những tiếng ngáy và căn bệnh nan y thuộc nhóm gây t.ử v.ong sớm hàng thứ 5 thế giới.
Công trình vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Sleep cho biết chứng ngưng thở khi ngủ, mà biểu hiện dễ nhận biết nhất là những cơn ngáy, liên quan mật thiết với căn bệnh Alzheimer. Alzheimer vốn là căn bệnh phổ biến nhất (chiếm hơn 60%) trong nhóm bệnh mất trí nhớ, nguyên nhân gây t.ử v.ong sớm được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp hàng thứ 5 và hiện chưa có thuốc chữa.
Ngáy là biểu hiện dễ nhận biết của chứng ngưng thở khi ngủ, căn bệnh liên quan mật thiết đến bệnh Alzheimer không thuốc chữa – ảnh minh họa từ Internet
Theo giáo sư Stephen Robinson từ Đại học RMIT (Úc), trưởng nhóm nghiên cứu, bằng chứng ban đầu cho thấy 2 căn bệnh dường như tác động qua lại. Người bị bệnh ngưng thở khi ngủ tăng mạnh nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, ngược lại người đã được chẩn đoán Alzheimer nhưng chưa bị ngưng thở khi ngủ cũng tăng cao nguy cơ mắc căn bệnh này trong tương lai gần.
Phân tích sâu hơn đã đưa đến câu trả lời bất ngờ: ở người chỉ bị chứng ngưng thở khi ngủ, trong não họ cũng có các mảng amyloid tích tụ – yếu tố đã được chứng minh là gây ra Alzheimer. Người bị ngưng thở khi ngủ nặng cũng thường bị tích tụ amyloid nhiều hơn.
Trong 2 bệnh, chứng ngưng thở khi ngủ thường dễ phát hiện hơn nên các nhà khoa học khuyên mọi người cần chú ý vào căn bệnh này. Biểu hiện phổ biến nhất của nó chính là ngáy khi ngủ, đặc biệt là ngáy to, kèm cơn ngưng thở rõ rệt thì rất cần được điều trị.
Người thân, đặc biệt là bạn đời là người dễ dàng giúp bệnh nhân nhận ra vấn đề nhất; vì vậy nên thông báo cho họ biết sự việc và khuyên họ tìm đến bác sĩ. Khi đã bị ngưng thở khi ngủ, đừng quên giữ chế độ ăn uống, vận động lành mạnh, tham gia các hoạt động tốt cho trí não như chơi cờ, đọc sách, các trò chơi trí tuệ… để ngăn ngừa và làm chậm lại sự phát triển của Alzheimer.
4 tư thế ngủ có thể âm thầm gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn ngủ theo cách đó mỗi ngày
Có nhiều yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ như tâm trạng, môi trường, chế độ ăn uống… nhưng ít ai chú ý đến tư thế ngủ.
Thực tế, 4 tư thế ngủ sai này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà thậm chí còn có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nhưng nhiều người vẫn mắc phải.
Một phần ba cuộc đời của chúng ta dành cho việc ngủ, điều này đủ cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe của con người. Có nhiều yếu tố quyết định chất lượng của giấc ngủ như tâm trạng, môi trường, chế độ ăn uống… nhưng ít ai chú ý nhiều đến tư thế ngủ.
Tư thế ngủ cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thể chất, nếu tư thế ngủ đúng có thể giúp chúng ta cải thiện chất lượng giấc ngủ, tuy nhiên, tư thế ngủ sai không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà thậm chí có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Dưới đây là 4 tư thế ngủ có thể gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên, nhiều người vẫn ngủ theo cách này hàng ngày mà không hề hay biết.
1. Nằm sấp khi ngủ
Trong cuộc sống hàng ngày, nằm sấp khi ngủ là tư thế ngủ ưa thích của nhiều người bởi đơn giản nó tạo ra cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, nó lại không mấy tốt cho sức khỏe, dễ gây áp lực lớn lên lưng và cổ của cơ thể, nếu thường xuyên nằm sấp khi ngủ có thể gây ra tình trạng đau mỏi lưng và cổ.
Ngoài ra, việc nằm ngủ ở tư thế nằm sấp cũng khiến cột sống không ở trạng thái sinh lý bình thường, nên dễ gây ra tình trạng cột sống bị lệch, cong. Nó cũng dễ dẫn đến chèn ép lồng ngực, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông m.áu trong cơ thể, và làm bạn bị khó thở và đau tức ngực.
2. Nằm nghiêng bên trái khi ngủ
Tim của chúng ta nằm ở bên trái của lồng ngực, do đó, nếu bạn nằm ngủ nghiêng về bên trái trong thời gian dài rất dễ gây chèn ép tim, m.áu về tim không được cung cấp kịp thời dễ gây ra thiếu m.áu cục bộ ở tim. Ở trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, đồng thời làm trì trệ quá trình tiêu hóa ở dạ dày.
3. Nằm ngửa với người bị ngủ ngáy
Nằm ngửa là tư thế ngủ gần như hoàn hảo nhất, ít gây căng thẳng nhất, giúp cổ và đầu thoải mái, không gây quá nhiều áp lực lên toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của tư thế nằm ngửa là dễ gây ra chứng ngưng thở và ngáy, đặc biệt là với những người bị ngủ ngáy.
Do đó, người bị ngủ ngáy không nên chọn tư thế ngủ này bởi nếu nằm ngửa khi ngừa lâu dần sẽ gây hại cho cơ thể, dễ sinh ra các bệnh về tim mạch và gây ra phiền phức nhất định cho người khác,
4. Ngủ nằm gối lên tay
Một số người thường có thói quen ngủ nằm gối lên tay cả khi ngủ ngồi và ngủ nằm bởi nó tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, đây không phải là tư thế ngủ tốt cho sức khỏe, bởi quá trình tuần hoàn m.áu và trao đổi chất sẽ bị trì trệ.
Cụ thể, khi gối đầu lên tay trong thời gian dài, cánh tay và vai sẽ dễ bị đè nén, tuần hoàn m.áu trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, lúc này có thể khiến cánh tay bị tê, mất nhiều thời gian để hồi phục, ban ngày dễ bị yếu cánh tay, về lâu dài dễ sinh bệnh.
Trường hợp của chàng trai này là một ví dụ điển hình, suýt bị liệt cả cánh tay phải do gối đầu lên tay khi ngủ.
Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng sang phải!
Tư thế nằm ngủ nghiêng về bên phải được coi là tốt nhất, vì gan nằm ở phần bụng trên bên phải của cơ thể chúng ta, khi ngủ nghiêng về bên phải tương đối thấp có thể giúp gan nhận được nhiều m.áu hơn và thúc đẩy quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Ngoài ra, do ruột già co thắt dẫn đến tá tràng và bụng dưới thường lệch về bên phải nên tư thế ngủ nghiêng về bên phải sẽ rất có lợi cho hoạt động bình thường của dạ dày và ruột mà không gây áp lực cho tim.