Nước cần tây rất tốt cho sức khỏe, nhưng chỉ tốt khi cơ thể được hấp thụ một lượng nhất định. Uống quá nhiều nước ép cần tây, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với một số tác hại không mong muốn.
Cần tây không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng mà đây còn là một loại nước uống rất tốt cho sức khỏe và đang trở thành xu hướng của nhiều chị em phụ nữ.
Gần đây cần tây nổi lên là một loại nước ép có nhiều công dụng như giảm mỡ m.áu, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa các bệnh tim mạch,… Tuy nhiên ít ai biết rằng việc lạm dụng nước ép cần tây có thể gây ra những tác hại không ngờ đến.
1. Những tác hại khi uống nhiều nước ép cần tây
1.1. Uống quá nhiều nước ép cần tây có thể giảm khả năng sinh sản
Nam giới không nên uống nhiều nước ép cần tây bởi các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng trong cần tây có chứa hóa chất như apigenin có thể có tác dụng làm hỏng việc xuất t.inh t.rùng ở nam giới, gây ra các ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh sản.
1.2. Nguy cơ dị ứng thực phẩm
Cần tây có thể gây ra những phản ứng như sưng, ngứa, khó thở, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp… Những người có cơ địa dị ứng dễ bị chóng mặt hoặc ngất xỉu nếu tiêu thụ quá nhiều nước ép cần tây, trong một số ít trường hợp người bị dị ứng nghiệm trọng có thể gặp phải sốc phản vệ và dẫn đến t.ử v.ong.
1.3. Ảnh hưởng đến huyết áp
Uống nhiều nước ép cần tây có thể ảnh hưởng đến huyết áp, đặc biệt đây không phải một loại nước uống phù hợp cho người bị huyết áp cao.
Trong cần tây chứa khoảng 30 miligam natri trên 1 cọng trung bình 40g, chúng có hàm lượng muối khá cao cho 1 loại rau. Nếu thường xuyên sử dụng cần tây có thể làm tăng huyết áp và gây ứ nước trong cơ thể, khi thu nạp vào cơ thể dễ gây ảnh hưởng xấu, do vậy người bị huyết áp cao cần chú ý.
1.4. Khiến da nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời
Uống quá nhiều nước ép cần tây khiến làn da của bạn dễ bị bắt nắng hơn do cần tây có chứa hóa chất psoralen, hóa chất này phản ứng với ánh nắng mặt trời. Do vậy nếu sử dụng cần tây trong thời gian dài, bạn cần chú ý việc chăm sóc và bảo vệ làn da.
1.5. Nguy cơ bị bướu cổ
Tiêu thụ nhiều nước ép cần tây hoặc ăn nhiều cần tây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Điều này là do trong cần tây có chứa chất goitrogen có thể can thiệp vào quá trình hoạt động của i-ốt trong tuyến giáp làm tăng nguy cơ thiếu hụt i-ốt và gây bướu cổ. Bướu cổ có thể gây sưng to ở cổ, gây suy giáp và một số vấn đề nội tiết khác.
1.6. Không tốt cho người bị bệnh thận
Nếu bạn có t.iền sử bị bệnh thận hoặc đang sử dụng các loại thuốc lợi tiểu để điều trị thì bạn nên hạn chế dùng nước ép cần tây bởi cần tây chứa một hàm lượng lớn nước và chất lợi tiểu tự nhiên.
Việc uống nước cần tây khi chức năng thận yếu có thể làm căng thẳng cho thận, khiến thận suy giảm chức năng nhanh hơn.
2. Khuyến cáo về liều lượng sử dụng nước ép cần tây
Uống cần tây sẽ rất tốt và không có tác dụng độc hại nào nếu như bạn tiêu thụ với liều lượng cho phép. Một ngày nên uống khoản 500ml nước cần tây, tốt nhất là vào buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thời điểm tốt nhất để sử dụng nước ép cần tây là trước bữa ăn sáng hoặc bữa trưa. Nên chọn cần tây bó to vì chúng nhiều nước hơn và hạn chế vị hăng. Khi ép cần tây, bạn cũng có thể bỏ thêm vài lát chanh hoặc dưa leo, cà chua, táo, gừng,… để gia tăng công dụng và dễ uống hơn.Nhờ đó, bạn cũng sẽ thu về được một nguồn dinh dưỡng dồi dào là vitamin C, lycopene và beta carotene để nuôi dưỡng làn da hồng hào, mịn màng.
Cần tây là một loại rau lá xanh chứa lượng sắc tố carotene rất dồi dào nên giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể của làn da ở cấp độ phân tử. Uống nước cần tây cũng giúp làn da sản sinh tế bào và tăng cường khả năng phục hồi làn da, duy trì mức collagen tự nhiên. Đây cũng là một trong nhiều công dụng nổi bật của loại nước ép này.
3 loại thực phẩm có thể gọi là “cao thủ hạ mỡ”, ăn nhiều sẽ giúp mạch m.áu sạch, lưu thông tốt
Rối loạn mỡ m.áu là một bệnh mãn tính về mạch m.áu, rất khó để đẩy lùi bệnh. Mỡ m.áu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác nhau, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao và gan nhiễm mỡ.
Mỡ m.áu cao (tăng lipid m.áu) không có triệu chứng rõ ràng, nhưng các chuyên gia cho biết, nếu trên cơ thể xuất hiện 4 biểu hiện bất thường này, chứng tỏ lipid m.áu rất cao.
1. Bất thường về mắt
Y học Trung Quốc cho rằng gan có nhiệm vụ lưu trữ m.áu, và gan là biểu thị của mắt. Gan là nơi quan trọng để chuyển hóa các chất dinh dưỡng, khi lipid m.áu vượt quá tiêu chuẩn thì phần lớn là do quá trình chuyển hóa mỡ gan có vấn đề, tự nhiên mắt sẽ thông báo cho bạn. Nếu bạn đột nhiên phát hiện ra những đốm tròn màu trắng hoặc vàng nhạt xung quanh giác mạc, thì có thể là do lipid m.áu cao.
Giác mạc bình thường không có nguồn cung cấp mạch m.áu, hoàn toàn phụ thuộc vào sự thâm nhập chất dinh dưỡng giữa các tế bào, lipid m.áu cao sẽ ảnh hưởng đến việc phân phối chất dinh dưỡng bình thường.
Khi lipid m.áu tương đối cao, các lipoprotein như triglycerid trong m.áu sẽ thấm từ các mao mạch, đồng thời các điểm vàng cũng xuất hiện trong mắt, ảnh hưởng đến thị lực bình thường, thậm chí có thể gây giảm thị lực đột ngột và mù lòa.
2. Bất thường ở chân
Chân và bàn chân là bộ phận xa tim nhất, khi lipid m.áu cao thì lượng m.áu lưu thông sẽ giảm dẫn đến lượng m.áu cung cấp cho phần dưới cơ thể giảm, tự nhiên gây ra các biểu hiện bất thường ở chân và bàn chân.
Chuột rút chân là hiện tượng m.áu lưu thông kém, một phần nguyên nhân mỡ m.áu làm hẹp mạch m.áu
Chuột rút chân: Lipid trong m.áu cao có thể gây hẹp lòng mạch, m.áu lưu thông kém, m.áu cung cấp cho chân không đủ, chuyển hóa cholesterol bất thường có thể tích tụ trong cơ, gây co rút cơ, gây chuột rút, đau nhức chân.
Chân bị tê: Trong quá trình đi lại nếu bạn cảm thấy tê và đau ở chân và bàn chân, đồng thời có tiếng kêu liên tục. Hầu hết các động mạch ở chi dưới của bạn bị tắc nghẽn. Điều này có nghĩa là lipid m.áu của bạn cao và tuần hoàn m.áu bình thường bị ảnh hưởng.
3. Dái tai bất thường
Da của dái tai không mịn và xuất hiện các nếp nhăn nói chung phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng và tăng lipid m.áu. Những người như vậy có nguy cơ mắc bệnh mạch m.áu cao hơn. “Nếp gấp tai” là biểu hiện của các bệnh về tim và não trên bề mặt cơ thể. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoảng 74% trường hợp tăng lipid m.áu và bệnh tim có vấn đề về nếp gấp dái tai.
4. Lòng bàn tay bất thường
Lòng bàn tay phạm vi đốm đỏ càng nhiều thì lipid m.áu càng tăng
Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, những thay đổi trong cơ thể sẽ được biểu hiện ra bên ngoài. Khi gốc lòng bàn tay xuất hiện những đốm đỏ và có những thay đổi khác thì đó có thể là biểu hiện của bệnh mỡ m.áu cao, lòng bàn tay phạm vi đốm đỏ càng nhiều thì lipid m.áu càng tăng.
Theo quan sát, 94% bệnh nhân tăng lipid m.áu và xơ cứng động mạch não có thay đổi ở lòng bàn tay. Khi có những biểu hiện như trên đồng nghĩa với việc lipid m.áu trong cơ thể bạn đã vượt quá tiêu chuẩn, hãy kịp thời điều chỉnh.
Ba loại thực phẩm có thể gọi là “cao thủ hạ mỡ”, ăn nhiều giúp mạch m.áu sạch
1. Nấm
Các loại nấm đều có các nhóm chất giúp làm giảm cholesterol m.áu
Các loại nấm như nấm hương, mộc nhĩ đen, đều có các nhóm chất giúp làm giảm cholesterol m.áu là:
– Beta – glucan – một dạng chất xơ hòa tan có thể ngăn sự hấp thu cholesterol vào m.áu.
– Eritadenine – một hoạt chất có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa phospholipid tại gan.
– Mevinolin ức chế quá trình chuyển hóa cholesterol tại gan. Các thành phần này có thể có thành phần thay đổi khác nhau tùy thuộc vào từng loại nấm khác nhau.
2. Cá biển sâu
Cá biển sâu rất giàu axit béo không bão hòa, có thể làm sạch chất thải trong mạch m.áu và ngăn ngừa huyết khối
Cá biển sâu rất giàu axit béo không bão hòa, có thể làm sạch chất thải trong mạch m.áu và ngăn ngừa huyết khối. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi axit béo Omega-3 đi vào cơ thể, chúng sẽ bị p.hân h.ủy thành EPA, chất này được gọi là “chất lọc máu”.
Nó có thể giúp thúc đẩy lưu thông m.áu trong cơ thể, làm giảm hàm lượng chất béo trung tính, ngăn ngừa kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối và giữ cho m.áu trong hơn.
3. Quả táo
Thành phần dinh dưỡng trong quả táo có thể làm giảm mỡ m.áu
Có tác dụng từ làn da cho đến hệ tiêu hóa, có nhiều lý do tại sao gọi loại trái cây này sẽ khiến cho bạn không phải lo chuyện phải đi gặp bác sĩ. Nhưng không chỉ có vậy, những miếng táo giòn và ngon cũng có thể giúp bạn quản lý mức cholesterol.
Theo 1 cuốn sách về các thực phẩm chữa bệnh, chất xơ pectin có trong táo, với các thành phần khác như polyphenol chống oxy hóa, làm giảm mức độ cholesterol LDL không lành mạnh và làm chậm quá trình oxy hóa – đó là một yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Polyphenol thân thiện với tim cũng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương cơ tim và mạch m.áu.