Bà bầu uống hạt chia được không, nên uống và lúc nào và uống bao nhiêu là tốt nhất? Bà bầu có thể uống hạt chia trong cả thai kỳ nhưng cần chú ý đến lượng uống.
Hạt chia có nguồn gốc từ Salvia hispanica. Hạt chia rất dễ ăn, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giúp tăng lượng tế bào hồng cầu, giúp đại tiện tốt… vậy bà bầu uống hạt chia được không?
Bà bầu uống hạt chia được không?
Hạt chia có hình dáng giống như hạt é nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong thành phần dinh dưỡng của hạt chia có Axit béo omega 3, Sắt, Kẽm, Canxi, Magie, Vitamin B1, B2, Chất chống oxy hóa, Chất xơ… tất cả những dưỡng chất này đều cần thiết và tốt cho sức khỏe của bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.
Với câu hỏi bà bầu uống hạt chia được không thì câu trả lời là được, bà bầu có thể uống hạt chia. Tuy nhiên, hạt chia gây no lâu nên cần chú ý đến lượng ăn và thời điểm ăn.
Có thai 3 tháng đầu uống hạt chia được không? Hạt chia có thể uống trong cả thai kỳ và 3 tháng đầu mẹ bầu vẫn có thể uống được.
Bà bầu có thể uống hạt chia (Ảnh minh họa)
Bà bầu uống hạt chia có tốt không?
Trong 100g hạt chia cung cấp những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như sau:
– Năng lượng: 486 calories
– Protein: 17g
– Kali: 407mg
– Sodium: 16mg
– Total Carbs: 42g
– Chất béo: 31g
– Canxi: 631mg
– Vitamin C: 1,6mg
– Sắt: 7,7mg
– Magie: 335mg
– Vitamin A: 54 IU
Với những thành phần dinh dưỡng của hạt chia bà bầu hoàn toàn có thể uống hạt chia để có được những lợi ích từ loại hạt này. Những lợi ích của hạt chia đối với bà bầu như sau:
– Bổ sung dưỡng chất cho bà bầu
Thành phần dinh dưỡng của hạt chia cung cấp năng lượng cũng như các khoáng chất như sắt, canxi, magie và các vitamin thiết yếu cho cơ thể, tốt cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
– Bà bầu uống hạt chia giúp đại tiện dễ dàng
Táo bón là một trong những vấn đề các mẹ bầu thường xuyên gặp phải, hạt chia có nhiều chất xơ có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Trong 2 thìa canh hạt chia cung cấp 8 gam (g) chất xơ, chiếm khoảng 32% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Bà bầu uống hạt chia có thể giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế được chứng táo bón khi có thai.
– Hạt chia giúp tăng lượng tế bào hồng cầu
Với những mẹ bầu bị thiếu m.áu do thiếu sắt, chân tay lạnh, mệt mỏi, chóng mặt thì khi uống hạt chia có tác dụng giúp tăng tế bào hồng cầu, hạt chia cung cấp hàm lượng chất sắt tuyệt vời giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng thiếu m.áu do thiếu sắt.
Hạt chia tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi (Ảnh minh họa)
– Bà bầu uống hạt chia bổ sung canxi
Trong 2 thìa canh hạt chia có thể cung cấp đến 152 mg canxi. Canxi giúp củng cố răng và xương của thai nhi, phát triển xương khớp cho thai nhi và cả mẹ bầu tránh được loãng xương.
– Hạt chia kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu
Hạt chia chứa một lượng protein lớn nên khi ăn mẹ sẽ có cảm giác no lâu, hạn chế được ăn vặt, giúp duy trì cân nặng. Chính vì hạt chia no lâu nên lượng ăn của bà bầu cần chú ý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bà bầu nên uống hạt chia lúc nào và bao nhiêu là tốt?
Tuy hạt chia có rất nhiều dưỡng chất nhưng ăn nhiều thì lại không thật sự tốt cho sức khỏe. Bà bầu nên uống không quá 20g hạt chia/ ngày và nên uống sau bữa ăn hoặc sáng sớm sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.
Bà bầu cũng nên chia lượng hạt chia cần uống thành các bữa nhỏ để có thể hấp thụ được các dưỡng chất tốt nhất.
Khi uống hạt chia bà bầu có thể pha với nước và uống ngay hoặc có thể uống kèm theo các loại nước trái cây, sinh tố khác cũng đều được.
Hạt chia tốt nhưng mẹ bầu nên uống lượng vừa phải (Ảnh minh họa)
Những thông tin trên giúp trả lời cho các câu hỏi bà bầu uống hạt chia được không. Các mẹ hãy chú ý, chỉ nên uống 1 lượng vừa phải để tránh no lâu ảnh hưởng sự hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác.
Bà bầu ăn khoai mì được không, có gây ngộ độc không?
Bà bầu ăn khoai mì được không, có bị ngộ độc không là thắc mắc của nhiều mẹ. Trong khoai mì (sắn) có chứa độc tố hydrogen cyanide (hay cyanua, HCN) có thể gây nên t.ử v.ong dù chỉ một lượng nhỏ, vì vậy bà bầu không nên ăn khoai mì.
Khoai mì hay còn gọi là khoai sắn phổ biến ở nước ta, có vị bùi, thơm ngon. Khoai mì có thể chế biến đơn giản là luộc hay làm bánh đều rất ngon. Vậy bà bầu ăn khoai mì được không và có gây ngộ độc không?
Bà bầu ăn khoai mì được không?
Trong thành phần của khoai mì có chứa lượng axit cyanhydric viết tắt là HCN, đây là một loại chất độc có thể gây ngộ độc dù với lượng tương đối ít. Tuy rằng, phải đến một lượng nhất định thì HCN mới gây ngộ độc nhưng đối với bà bầu, cơ thể yếu hơn người bình thường và có nhiều thay đổi thì đều rất nguy hiểm.
Lượng HCN trong khoai mì cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào giống khoai. Với lượng HCN dưới 20mg có thể gây ngộ độc nhưng HCN từ 50mg trở lên thì có thể gây t.ử v.ong.
Bà bầu cần đặc biệt chú ý khi ăn khoai mì (Ảnh minh họa)
Chính vì mức độ nguy hiểm nên với câu hỏi bà bầu ăn khoai mì được không thì tốt nhất là bà bầu không nên ăn.
Hợp chất HCN có thể hấp thụ rất nhanh qua đường tiêu hóa, niêm mạc, đường hô hấp nên dù chỉ một lượng nhỏ cũng đều gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, bà bầu không nên ăn khoai mì.
Củ khoai mì (khoai sắn) có tốt không?
Tuy rằng trong củ khoai mì có chứa HCN nhưng cũng có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Trong 100g khoai mì có chứa
– Calo: 112 Kcal
– Phốt pho: 5% RDI (*)
– Canxi: 2% RDI
– Vitamin B1, B2
– Kali và chất xơ…
Với những thành phần dinh dưỡng này, củ khoai mì có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Chất xơ có trong khoai mì giúp giảm thiểu tối đa tình trạng táo bón. Kali và các vitamin giúp tăng cường sức đề kháng.
Khoai mì cũng có tác dụng giảm thiểu cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Trong khoai mì cũng có hàm lượng vitamin D, canxi, giúp giảm thiểu quá trình loãng xương.
Củ sắn cũng có những tác dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Với những thành phần dinh dưỡng và tác dụng đó, khoai mì vẫn là một loại củ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bà bầu khi mang thai cơ thể trở nên nhạy cảm hơn, sức đề kháng cũng kém hơn bình thường nên đó là điều kiện thuận lợi cho độc tố phát triển và gây ảnh hưởng. Vì vậy, tốt nhất bà bầu không nên ăn hoặc nếu muốn ăn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Khoai mì hay còn gọi là củ sắn ăn quá nhiều không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Một số lưu ý khi bà bầu ăn khoai mì
Đối với những mẹ bầu quá thèm ăn khoai mì thì nên nhớ, chỉ ăn một lượng rất ít và đặc biệt chú ý:
– Mẹ chỉ ăn củ sắn đã được làm chín kỹ, ăn rất ít và không thường xuyên.
– Hãy kết hợp những thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng, khoai mì có nhiều tinh bột dễ khiến mẹ bầu cảm thấy no, vì vậy cần đa dạng thực phẩm để cân bằng lượng dinh dưỡng.
– Các sản phẩm từ củ sắn như bột sắn sẽ an toàn hơn, mẹ bầu có thể sử dụng để chế biến món ăn.
Bà bầu ăn khoai mì được không? Để an toàn nhất thì mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi ăn loại củ này trong thời gian mang thai.