Loại đồ uống làm rất đơn giản nhưng có công dụng xua tan hàn khí, trị cảm lạnh rất hiệu quả, chuyên gia còn tiết lộ, người khỏe mạnh cũng được hưởng vô vàn lợi ích.
Trị cảm lạnh nhờ đồ uống có 2 loại gia vị luôn sẵn trong nhà bếp – Công thức đơn giản, ai cũng có thể làm
Cảm lạnh là chứng bệnh dường như ai rồi cũng sẽ phải trải qua vào mùa đông, nhất là vào những ngày trời chuyển rét đậm rét hại. Cứ đi bên ngoài trời giá rét trở về nhà, dù bạn có là người khỏe mạnh đến đâu chăng nữa, nguy cơ bị cảm lạnh cũng là điều khó tránh.
Là những người có hiểu biết, chúng ta đều rõ rằng không uống thuốc kháng sinh trong những trường hợp mắc bệnh như vậy. Nhưng làm sao để tri cam lạnh, đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể tốt nhất thì không phải ai cũng nắm rõ.
Cảm lạnh là chứng bệnh dường như ai rồi cũng sẽ phải trải qua vào mùa đông.
Thông thường, chúng ta cứ để thế cho qua đi, người có đề kháng tốt sau thời gian ngắn sẽ khỏi bệnh. Người đề kháng yếu dễ bị nặng hơn, có thể dùng đến kháng sinh. Thực tế, bạn có thể đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể đê tri cam lanh siêu dễ với đồ uống có 2 loại gia vị luôn sẵn trong nhà bếp.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), với 2 loại gia vị có sẵn trong nhà bếp là tỏi, gừng, khi ép cùng dứa, cà rốt, bạn sẽ nhanh chóng có được món đồ uống trị cảm lạnh hiệu quả, đẩy dứt điểm hàn khí ra khỏi cơ thể do ảnh hưởng bởi trời lạnh giá. Để làm món đồ uống này, bạn cần:
Nguyên liệu
– 2 củ cà rốt.
– Nửa quả dứa cỡ vừa.
– 1 củ gừng nhỏ.
– 2 nhánh tỏi.
Cách làm
– Dứa, cà rốt gọt bỏ vỏ, đem cắt nhỏ.
– Tỏi, gừng bỏ vỏ.
– Tất cả được rửa sạch, cho vào máy ép lấy nước.
Cách dùng: Sử dụng đồ uống ngay khi vừa đi ngoài trời lạnh về nhà.
Với 2 loại gia vị có sẵn trong nhà bếp là tỏi, gừng, khi ép cùng dứa, cà rốt, bạn sẽ nhanh chóng có được món đồ uống trị cảm lạnh hiệu quả.
Hỗn hợp nước ép từ dứa, cà rốt và gừng, tỏi trị cảm lạnh thế nào?
Theo Webmd, một cốc nước ép dứa chỉ có 74 calo và cung cấp đến 94% lượng vitamin C được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày. Vitamin C rất quan trọng bởi giúp cơ thể tăng sức đề kháng tự nhiên, sẵn sàng chống chọi lại với virus, vi khuẩn gây bệnh. Bromelin – hợp chất dồi dào có trong quả dứa có đặc tính kháng phù và kháng viêm nên rất hữu ích trong việc điều trị cảm lạnh.
Một cốc nước ép dứa chỉ có 74 calo và cung cấp đến 94% lượng vitamin C được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày.
Trong khi đó, cà rốt rất giàu vitamin A nên giúp tăng cường khoáng chất, cải thiện sức khỏe từ trong ra ngoài. Beta-carotene dồi dào trong cà rốt không chỉ tốt cho đôi mắt mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp chống lại các gốc tự do, có khả năng giảm viêm và giúp cơ thể tự vệ trước các virus. Sử dụng cà rốt hữu ích cho việc trị cảm lạnh là vì thế.
Riêng 2 gia vị tỏi và gừng được Đông y vô cùng trọng dụng vì chữa được vô số bệnh. Trong Đông y, gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc. Do đo, có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa… Ngoai ra, gưng tươi con kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng…
Tỏi – gia vị có sẵn trong nhà bếp cũng được Đông y trọng dụng va coi là thuốc quý từ bao đời nay. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị. Toi có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun… Khi ăn tỏi, loại gia vị này sẽ phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ…
Tỏi đem lại nhiều tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Toi cung co tac dung chống lão hóa, chống ung thư…
Riêng về công dụng trị cảm lạnh, cảm cúm, tỏi được đ.ánh giá là một loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh. Vi vây, hoàn toàn có thể bổ sung toi vào chế độ ăn uống hàng ngày để trị cảm lạnh.
Chuyên gia khẳng định, hoàn toàn có thể sử dụng loại đồ uống này để trị cảm lạnh, đ.ánh bay hàn khí ra khỏi cơ thể khi đi ngoài trời lạnh về. Những người khỏe mạnh bình thường cũng có thể sử dụng đồ uống để tăng cường sức khỏe.
7 điều không nên làm khi thời tiết thay đổi đột ngột
Nhiệt độ miền Bắc đang giảm mạnh và sâu khiến gió lạnh dễ lùa vào người, buốt giá chân tay. Hãy tránh làm những việc dưới đây để đảm bảo sức khỏe trong suốt mùa đông.
Ăn mặc phong phanh không đủ giữ ấm cơ thể
Ảnh minh họa
Thời tiết lạnh nhưng chỉ mặc chiếc áo mỏng nhẹ, phong phanh không cài khóa, chủ quan vì sức chịu lạnh tốt nhưng khi ra ngoài gặp gió nguy cơ bị cảm cúm, cảm lạnh cao thậm chí còn có nguy cơ đột quỵ.
Uống rượu để làm ấm người
Mặc dù rượu có thể giúp làm ấm người nhanh, tuy nhiên, nó lại chứa tác dụng kích thích trao đổi nhiệt nên nhiệt lượng trong cơ thể bạn bị tiêu tan nhanh chóng.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, khi có cồn vào người thì não bộ sẽ phản ứng chậm với những tình huống cơ thể bị lạnh quá mức nên dễ gây nguy hiểm tới tính mạng. Thế nên, cần tránh uống rượu cả trong những ngày thời tiết giảm lạnh lẫn những ngày bình thường để bảo vệ sức khỏe luôn ổn định.
Để bụng đói khi đi ra ngoài
Nếu để bụng quá đói khi đi ra ngoài trời lạnh sẽ khiến cơ thể nhanh bị nhiễm lạnh, thậm chí còn dễ hạ thân nhiệt, gây nguy hiểm lớn cho tính mạng. Để cơ thể sản xuất nhiệt lượng và làm ấm người trước tiên cần được cung cấp năng lượng đầy đủ nhất.
Ảnh minh họa
Năng lượng từ cơ thể được tiếp nhận vào thông qua những loại thực phẩm bạn tiêu thụ trong ngày. Vì thế những ngày lạnh nên chú ý bổ sung năng lượng đầy đủ từ các bữa ăn, tránh để bụng đói khi ra đường và tuyệt đối không bỏ bữa sáng để hoạt động cơ thể tốt cho cả ngày.
Thở bằng miệng
Điều này không thể làm ấm không khí hoặc cung cấp độ ẩm cho miệng. Thậm chí nó còn làm tăng nguy cơ bị đau thắt ngực.
Để tránh điều này, chỉ cần thở bằng mũi, chậm và sâu khi ra ngoài trời lạnh.
Tắm nước lạnh
Nhiều người cứ nghĩ mình chịu lạnh giỏi nên vô tư tắm nước lạnh trong thời tiết này. Thế nhưng, khi cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là tắm nước lạnh về đêm thì hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là bất tỉnh, hôn mê, nặng hơn còn có nguy cơ đột quỵ, t.ử v.ong.
Vì vậy, nếu nhiệt độ thời tiết giảm thấp nên chú ý tắm nước nóng và hãy tắm thật nhanh, đồng thời tránh tắm khuya để bảo vệ sức khỏe an toàn hơn trong mùa lạnh này.
Ăn đồ ăn lạnh
Ảnh minh họa
Trong thời tiết này, việc ăn đồ lạnh vừa lấy từ tủ lạnh ra sẽ gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng. Vì vậy, nên tránh ăn những món ăn quá lạnh và nên bổ sung các món ăn cay, nóng ở mức vừa phải để bảo vệ cơ thể của mình tốt hơn.
Che mũi và miệng bằng khăn quàng
Trong thời tiết lạnh, hơi nước thở ra có thể trở nên lạnh nhanh chóng hoặc biến thành băng nếu nó bị chặn bởi một chiếc khăn quàng hoặc áo khoác. Không khí sau đó sẽ đi qua các lớp bảo vệ lạnh lẽo đó, rồi vào mũi, khiến bạn cảm thấy lạnh hơn.
Điều này có thể gây ra cơn đau thắt ngực, viêm phế quản và gây kích ứng da. Nếu thực sự cần, có thể che mặt, nhưng đừng che kín mũi.