Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và làm việc. Bệnh không điều trị khỏi được nên cũng là “miếng mồi” béo bở cho những kẻ bán thuốc thổi phồng quảng cáo…
Thuốc trị dứt điểm thoái hóa
Trên mạng xã hội, chỉ cần tìm kiếm thuốc trị thoái hóa khớp gối, người mua có thể tìm kiếm được hàng loạt các loại thuốc quảng cáo trị dứt điểm thoái hóa khớp gối thậm chí chỉ cần uống 1 viên thuốc có thể khỏi.
Ví dụ thuốc Trankal được quảng cáo là thuốc từ Thái Lan. Người bệnh chỉ cần mua 1 hộp với giá 150 nghìn đồng sau khi uống 1, 2 viên kết quả sẽ khác ngay. Thậm chí, thuốc này còn được quảng cáo như tiên dược với những người thoái hóa khớp gối. Những nhóm backspace khoe chân đau không thể bước lên nổi cầu thang nhưng chỉ uống 2 ngày đã đi lại hoàn toàn bình thường.
Một số loại thuốc nam cũng quảng cáo có công dụng thần dược chỉ dùng một thời gian ngắn là người bệnh sẽ không còn cảm giác đau buốt ổ khớp, đi lại thoái mái. Thoái hóa cũng tan biến hết.
Bác sĩ Dương Tấn Khánh – Giảng viên Đại học Y Dược Huế, BS nội trú tại Dalas, Hoa Kỳ, cho biết bình thường hộp khớp gối có một lớp sụn ở trong bao khớp và nó như cao su để giúp khớp di chuyển uyển chuyển dễ dàng.
Thuốc được quảng cáo điều trị dứt điểm thoái hóa xương khớp
Khớp cũng như lốp xe, chạy xe nhiều thì lốp xe mòn, còn khớp gối đi nhiều lớp sụn sẽ bào mòn và hai phần xương đầu khóp cà vào nhau gây đau, gây ra tình trạng cứng khớp. Khi hai khớp cà vào nhau còn dẫn tới phần xương thương tổn dẫn tới phản ứng viêm gây đau mỗi khi di chuyển. Phản ứng viêm này còn làm sưng các khớp lên nữa. Viêm là cơ chế chính gây đau trong thoái hóa khớp nên hay gọi là viêm xương khớp.
Khi hai xương cứ cọ đi cọ lại làm cho tình trạng viêm tái đi tái lại, phần xương xơ hóa, thay đổi hình dáng mọc thêm các gai xương, cầu xương từ đó làm nặng nề hơn tình trạng đau khớp khi di chuyển.
Bác sĩ Khánh cho biết những người dễ bị thoái hóa khớp đầu tiên đó là người lớn t.uổi. Ngoài ra, người béo phì tăng nguy cơ thoái hóa khớp vì người béo phì sức nặng đè lên gối cao hơn người bình thường. Cũng giống như chiếc xe chở quá tải thì sẽ mau hư hại hơn đúng tải vì vậy người béo phì cần giảm cân để phòng thoái hóa khớp. Những người làm công việc vất vả mang vác nặng sẽ dễ bị thoái hóa hơn.
Thoái hóa khớp gối khi lớp sụn đã bào mòn, xương đã xơ hóa, mọc gai xương, biến dạng thì đây là quá trình không hồi phục nên không thể có thuốc nào làm ngược lại quá trình này được. Vì vậy, bác sĩ Khánh nhấn mạnh ngoại trừ thay khớp gối thì không có cách nào chữa khỏi. Vì vậy, bất cứ thuốc quảng cáo chữa lành thoái hóa xương khớp thì đều là lừa bịp.
Sống chung với bệnh
Khi bị thoái hóa khớp, bác sĩ Khánh cho biết người bệnh phải sống với nó đến suốt đời nên quan trọng nhất cần sống chung với thoái hóa. Đầu tiên người béo cần giảm cân để giảm trọng lực lên khớp gối.
Tập vật lý trị liệu hoặc tập thể dục. Những bác sĩ chuyên ngành vật lý trị liệu giúp người bệnh tập đúng các bài, hỗ trợ khớp gối tốt hơn. BS Khánh cho biết có thể lúc đầu tập gây đau hơn nhưng về lâu dài thì vật lý trị liệu vẫn là nguyên tắc trong điều trị thoái hóa khớp gối.
BS Khánh cho biết cách tốt nhất là sống chung với bệnh và tùy từng trường hợp mới sử dụng thuốc.
Nếu các phương án trên không hiệu quả mới sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau. Thuốc giảm đau kháng viêm nhóm Nsaid thường như con dao hai lưỡi. Nếu dùng lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ lên thận, dạ dày và làm nặng nề hơn các bệnh lý tim mạch. Một số thuốc giảm đau ức chế thần kinh cũng có thể sử dụng thêm. Tuy nhiên, các thuốc chỉ có tác dụng giảm đau để đi đứng bình thường được còn không có thuốc nào có thể chữa thoái hóa trở về tình trạng bình thường.
Khi thoái hóa khớp cần cân nhắc kỹ trong lựa chọn thuốc giảm đau vì giảm đau càng mạnh tác dụng phụ càng nhiều. Nếu đau nhẹ nên cố gắng chịu. Đau nặng hơn có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da. Các thuốc bôi nhóm Nsaid ngoài da thấm qua da vào khớp, ít qua m.áu nên ít tác dụng phụ hơn là thuốc đường uống.
Còn thoái hóa khớp ở các vị trí khác như khớp háng, thoái hóa đốt sống cổ, cột sống thường ít dùng thuốc ngoài da hơn vì các khớp ở sâu hơn khớp gối.
Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần chú ý xem thành phần nhóm thuốc vì nếu có đau dạ dày tá tràng cần báo cho bác sĩ để uống thêm thuốc bảo vệ dạ dày.
Nghiên cứu tế bào gốc mô mỡ để điều trị thoái hóa khớp gối cho người Việt
TS.BS. Phan Quốc Hoàn, TS. Nguyễn Văn Long – Khoa Sinh học phân tử (C17) – Bệnh viện TƯQĐ 108 đã có công trình nghiên cứu tế bào gốc mô mỡ điều trị thoái hóa khớp gối.
Nghiên cứu tế bào gốc
Theo TS Hoàn tế bào gốc thu nhận từ mô mỡ (ADSC) có nhiều đặc điểm tương tự tế bào gốc tủy xương cả về mặt hình thái, sự phát triển và các phenotype trên bề mặt. Cả hai đều có nguồn gốc từ lá phôi giữa trong thời kỳ phát triển của bào thai nên còn gọi chung là tế bào gốc trung mô (MSC).
Một tính chất rất quan trọng của ADSC, MSC là có thể phát triển, biệt hóa thành các tế bào có nguồn gốc trung mô như tế bào mô mỡ, nguyên bào sợi, tế bào cơ, xương, sụn, các tế bào tuyến…khi có các tín hiệu và các yếu tố tăng trưởng phù hợp. Chúng dễ dàng tăng sinh trong môi trường nuôi cấy khiến MSC trở thành nguồn tế bào gốc trong y học tái tạo và liệu pháp tế bào.
Việc thu nhận ADSC, MSC từ mô mỡ có một số ưu điểm vượt trội hơn các nguồn tế bào gốc trưởng thành khác đó là dễ dàng lấy mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của người cho và số lượng tế bào gốc tương đối nhiều đáp ứng được điều trị mà không cần phải nuôi cấy tăng sinh.
TS Hoàn cho biết nếu nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong Y học trước đây chủ yếu là sử dụng nguồn tế bào gốc tạo m.áu)cho cấy ghép tủy để điều trị một số bệnh lý ác tính và bệnh lý về m.áu. Nghiên cứu, sử dụng các loại tế bào gốc khác tế bào gốc tạo m.áu (như Tế bào gốc trung mô, và tế bào gốc mô mỡ…) trong y học tái tạo vẫn còn rất mới mẻ, đây đang là hướng nghiên cứu đầy tiềm năng và có nhiều triển vọng áp dụng thực tế. Đặc biệt gần đây, các nghiên cứu về tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) đang rất được quan tâm vì nguồn gốc của những tế bào gốc này là từ những tế bào sinh trưởng bình thường.
Trên thế giới đã có những bước tiến dài trong việc sử dụng tế bào gốc trung mô trong y học tái tạo, nhiều Trung tâm nghiên cứu đã kết thúc pha nghiên cứu thứ III. Một số ứng dụng đã được công bố chủ yếu của MSC là: điều trị các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, thoái hóa khớp, bênh tự miễn, viêm tắc động mạch ngoại vi, chấn thương tủy, liệt tủy, một số bệnh của hệ thần kinh trung ương khác…
Tế bào gốc trong điều trị xương khớp
Theo TS Long – tổn thương sụn là một vấn đề lâm sàng thường gặp, đặc biệt đối với những bệnh nhân trên 40 t.uổi, thường dẫn đến viêm xương khớp nếu không được chữa trị hợp lý. Viêm xương khớp là quá trình thoái hóa mãn tính đặc trưng bởi quá trình thoái hóa sụn, hình thành gai xương, tổ chức lại xương sụn phụ, sự bào mòn khớp và mất chức năng khớp.
Nghiên cứu tế bào gốc mô mỡ trong điều trị xương khớp.
Hiện nay, chấn thương sụn được điều trị chủ yếu bằng thuốc hoặc tiêm hyaluronic acid với mục đích là làm giảm triệu chứng, giảm đau và kiểm soát sự viêm. Tuy nhiên các liệu pháp này hạn chế về hiệu quả và thường không ngăn chặn được quá trình tái thoái hóa của khớp.
Liệu pháp tế bào gốc được xem như một chiến lược hứa hẹn cho việc điều trị tổn thương sụn khớp và viêm xương khớp. Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng tế bào gốc từ nhiều nguồn khác nhau để điều trị viêm xương khớp với tỉ lệ thành công khác nhau.
TS Long cũng cho biết Khoa Sinh học phân tử (C17) – Bệnh viện TƯQĐ 108 đã đầu tư Dự án La bo nghiên cứu Tế bào gốc từ năm 2012. Sau khi đưa vào hoạt động đến nay, tại La bo tế bào gốc đã tách, chế biến và lưu giữ bảo quản sản phẩm tế bào gốc tạo m.áu (HSCs) cho 10 bệnh nhân có chỉ định ghép tủy điều trị các bệnh về m.áu trong đó có 2 bênh nhân ghép đồng loại (Allogeneic marrow transplants), các bệnh nhân sau ghép đều ổn định.
Hiện nay, Labo đang tiếp tục phát triển tạo ra các sản phẩm tế bào gốc có chất lượng tốt nhất phục vụ điều trị và nghiên cứu. Tế bào gốc mô mỡ (ADSC, MSC) là hướng đi tiếp theo để điều trị một số bệnh mạn tính như thoái hóa khớp gối, bênh lý khớp gối khác, xơ gan, viên tắc động tĩnh mạch ngoai vi…
Từ năm 2015, Hội đồng Khoa học Bệnh viện TƯQĐ 108 đã thông qua kỹ thuật mới của khoa Sinh học phân tử” Kỹ thuật thu nhận tế bào gốc mô mỡ tự thân phục vụ điều trị tại bệnh viên TƯQĐ 108″ và đã cho phép triển khai ứng dụng kỹ thuật này tại bệnh.
Đến nay, sử dụng tế bào gốc trong điều trị cơ xương khớp đang là lựa chọn hàng đầu vì sở hữu nhiều ưu điểm: không cần phẫu thuật, không mất thời gian nghỉ dưỡng và khả năng phục hồi cao. Hiện phương pháp này đã được triển khai ở nhiều bệnh viện khác nhau mang lại hiệu quả cho người bệnh cũng như khả năng phát triển của ngành cơ xương khớp.
Tại Việt Nam, những năm gần đây đã có một số cơ sở Y tế triển khai ứng dụng tế bào gốc trung mô vào điều trị như tại Bệnh viện Bạch Mai, Vinmec, Việt Đức, Bệnh viện TƯQĐ 108 (Miền Bắc), Bệnh viện Vạn Hạnh, Bệnh viện Nhân dân 115 (Miền Nam), Bệnh viện Đại học Y Huế (Miền Trung) vv… và đã có các nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc được công bố trên các tạp chí khoa học.