Ròng rã mấy năm trời chạy chữa đủ bệnh viện các tuyến, chị N.T.H. (46 t.uổi, trú tại Hải Phòng) vẫn phải sống chung với căn bệnh bán tắc ruột đầy nguy hiểm.
Miệng lúc nào cũng đắng ngắt, buồn nôn, khó chịu, ăn không cảm thấy ngon, bụng luôn bị đầy chướng là những gì mà chị H. phải chịu đựng trong gần 2 năm trời. Từng thăm khám ở các bệnh viện tuyến dưới, chị được chẩn đoán bán tắc ruột do dính sau mổ đẻ nên chỉ cần điều trị bằng kháng sinh và truyền nước.
Tuy nhiên, dù đã kiên trì uống thuốc theo đơn của bác sĩ liên tục trong 2 tháng, nhưng bệnh tình vẫn không dứt điểm. Chị còn dùng đủ các sản phẩm thảo dược, thuốc bắc nhưng bụng vẫn đau thường xuyên, quay cuồng trong vòng xoáy bệnh tật, đêm không ngủ được, ngày ăn uống cũng không xong, chị sút cân và bị stress nặng.
Gần đây, bệnh của chị ngày càng trở nên nghiêm trọng. Lo sợ biến chứng, chị được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn trong tình trạng đau bụng từng cơn quanh rốn, mệt mỏi, nôn ói liên tục, chướng bụng, tắc đường tiêu hóa.
Nhập viện trong tình trạng nguy kịch, chị nhanh chóng được làm các xét nghiệm cần thiết. Sau khi đã chụp X-quang, chụp lưu thông ruột, chụp CT, các bác sĩ phát hiện quai ruột bị giãn to, biểu hiện cụ thể cho tình trạng tắc ruột không hoàn toàn do hẹp ruột non. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật ngay.
GS.TS Hà Văn Quyết – Giám đốc chuyên môn bệnh viện cho biết: “Bệnh nhân có các triệu chứng của bán tắc ruột là đau nôn bí, chướng bụng và không đi ngoài được. Tuyến dưới chỉ chẩn đoán rồi nghi ngờ là bán tắc ruột do dính sau mổ đẻ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm lâm sàng, chúng tôi nhận thấy quai ruột đã giãn to gần bằng săm xe. Đây là tình trạng bán tắc ruột do bị hẹp ruột non – 1 dạng viêm lao ruột. Chúng tôi đã tiến hành cắt đoạn ruột bị tắc và nối lại ruột cho bệnh nhân”.
Ca mổ diễn ra khá phức tạp do trước đó bệnh nhân đã có t.iền sử mổ ung thư và từng mổ đẻ. May mắn là đoạn ruột bị tắc dài 40cm dù đã chạy thành hạch, nhưng được loại trừ di căn do ung thư.
Chỉ 3 ngày sau quá trình phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục, có thể sinh hoạt và ăn uống bình thường, không còn hiện tượng nôn, đầy chướng, bí trung đại tiện.
Tắc ruột non là bệnh không thường gặp nhưng rất nguy hiểm, bệnh khiến cho các chất trong ruột bị ứ đọng tắc nghẽn thành một khối. Nếu không được điều trị, bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng như m.áu không cung cấp đến ruột và gây hoại tử tế bào mô ruột, thủng ruột, n.hiễm t.rùng khoang bụng, đe dọa đến tính mạng.
Theo GS.TS Hà Văn Quyết, hiện tượng tắc ruột rất hiếm gặp ở người lớn, tỷ lệ chỉ chiếm 1 – 5%. Thường khi tắc ruột do ruột non là phải mổ, không thể dùng phương pháp khác.
Bệnh có nhiều dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường. Vì vậy, quan trọng khi điều trị là kinh nghiệm lâm sàng và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tắc ruột do dính, do viêm hay do dây chằng. Bác sĩ cũng khuyến cáo: Nếu có dấu hiệu như đầy trướng, đau bụng, bí trung đại tiện… người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời và chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh.
Rau cải xanh rất tốt, nhưng 6 đối tượng này nên thận trọng khi ăn
Mặc dù rau cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này.
Mùa đông luôn là mùa của những món rau xanh đặc trưng, trong đó rau cải xanh là loại rau được yêu thích vì có vị cay, giòn rất khác biệt. Loại rau này thường được sử dụng để nấu canh, muối chua hay ăn sống cùng phở cuốn, bánh xèo… món nào cũng rất đưa cơm.
Rau cải xanh ngoài là thực phẩm thì còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong đông y rau cải xanh có vị hơi cay đắng, tính ấm; vào kinh phế. Giới tử vị cay, tính ấm; vào kinh phế. Cải xanh có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, có công dụng trừ độc tiêu nhọt, chữa ho, phòng cảm mạo, chữa xuất huyết dạ dày.
Rau cải xanh ngoài là thực phẩm thì còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Còn trong y học hiện đại, rau cải được chứng minh có chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin, giàu canxi… tốt cho sức khỏe người ăn. Mặc dù rau cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này.
Dưới đây là nhóm người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn rau cải.
1. Bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày
Lương y Bùi Đắc Sáng khuyên những bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày, bị đầy bụng, chướng hơi thì nhất định không nên ăn nhiều rau cải kẻo dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống, để phòng ngừa thì tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn.
2. Những người sức yếu, sốt nóng
Bệnh nhân sức yếu, sốt nóng, yếu phổi ho khan không dùng rau cải kẻo làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng, cơ thể thêm mệt mỏi.
Bệnh nhân suy giáp không nên dùng rau cải xanh.
3. Bệnh nhân bị suy giáp
Dù rau cải chứa nhiều vitamin A, K, rất tốt cho chức năng hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, nhóm người đang điều trị bệnh suy giáp dù muốn cũng nên tránh ăn nhiều bởi rau cải có chứa goitrin – một chất có thể gây bướu cổ, có thể khiến bệnh tuyến giáp hoặc bướu cổ trầm trọng hơn.
Nếu muốn, bệnh nhân suy giáp, bướu cổ chỉ nên ăn một liều lượng vừa phải. Trước khi ăn cần ngâm rửa thật kỹ rồi mới chế biến để loại bỏ hết chất goitrin trên rau.
4. Bà bầu nên thận trọng khi ăn
Bà bầu ăn rau xanh và hoa quả rất tốt nhưng khi ăn nên chọn lọc bởi rau cải là loại rất dễ sâu bọ vì vậy nguy cơ phun thuốc cao. Theo các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn rau cải có nguồn gốc rõ ràng, tự trồng tại nhà, trước khi ăn cần ngâm rửa kỹ để loại bỏ hết chất hóa học nếu có. Ngoài ra, rau cải xanh ăn sống hay rau cải muối đều không thích hợp với t.rẻ e.m, phụ nữ có thai.
5. Những người đang mắc bệnh đường tiêu hóa
Nếu đang mắc các bệnh về viêm đường tiêu hóa thì tốt nhất bạn không nên ăn rau cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.
6. Người bệnh gút thận trọng khi ăn
Mỗi loại thực phẩm có hàm lượng purin khác nhau. Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 – 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.
Ngoài ra, vào mùa đông khi lựa chọn rau cải xanh, bạn nên chọn loại cải non, lá xanh, mỏng, cuống to. Bên cạnh đó, cần cẩn thận khi ăn sống vì loại này thường được bón phân có chứa nhiều nitrat. Không nên để rau cải đã nấu chín vì lượng nitrat trong rau cải có thể bị biến đổi thành nitrite, gây hại cho sức khỏe người ăn.