Trong lúc đốt lửa sưởi ấm, một người phụ nữ 67 t.uổi đã bị lửa bén vào quần áo dẫn đến bỏng nặng. Dù được đưa đi cấp cứu tuy nhiên bệnh nhân đã không qua khỏi.
Chiều 10/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới ( Quảng Bình) cho biết, mặc dù được các bác sĩ tích cực cấp cứu, tuy nhiên nữ bệnh nhân bị bỏng trong lúc đốt lửa sưởi ấm đã không qua khỏi vì quá nặng.
Bệnh nhân này là một người phụ nữ 67 t.uổi, trú tại xã An Ninh, huyện Quảng Ninh. Trước đó vào tối 9/1, bệnh nhân được người nhà đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng bị bỏng nặng trên 90%, tiên lượng xấu.
Ảnh minh họa.
Theo người nhà bệnh nhân, do trời lạnh nên cả nhà đã đốt lửa sưởi ấm. Không ngờ lửa bốc cao, bệnh nhân lại ngồi sát nên ngọn lửa nhanh chóng bén vào áo quần. Phát hiện ra sự việc, chồng của bệnh nhân xông vào cứu và cũng bị bỏng nặng.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên cẩn thận khi đốt lửa sưởi ấm. Việc đốt củi, than để sưởi ấm rất dễ bị bỏng hoặc ngộ độc khí CO2.
Phụ nữ bị hen có nên mang thai?
Trời lạnh, bệnh hen dễ tái phát và xuất hiện các cơn hen cấp. Trường hợp phụ nữ mắc hen có ý định mang thai thì nên làm gì? Có nên mang thai khi mắc hen không?
Ảnh hưởng của bệnh hen tới thai nhi thế nào?
So với các bệnh lý mạn tính thì hen là bệnh lý đáng ngại trong quá trình mang thai. Nếu bệnh hen không được dự phòng và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến cả mẹ và bé.
Thông thường, những người bị hen ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với thai nhi. Còn những thai phụ bị bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn thì nguy cơ gây ra chứng thiếu ôxy trong thai nhi cao hơn. Vào những lúc lên cơn hen, do hô hấp khó khăn sẽ xảy ra hàng loạt triệu chứng thiếu ôxy, có thể dẫn đến không đủ ôxy cung cấp và gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mắc bệnh hen mạn tính, chức năng phổi bị tổn hại nghiêm trọng, do vậy thai phụ sẽ rất khó khăn trong thời kỳ mang thai.
Nếu phụ nữ mang thai bị hen nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổ lấy thai, t.iền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… Nặng nề hơn có thể gây biến chứng cho mẹ, thậm chí là t.ử v.ong cả mẹ và con.
Khi phụ nữ mắc hen mà lại có thai sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao hơn so với những người bình thường và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ vào mức độ bệnh của mình để biết có nên mang thai hay không. Tốt nhất là nên theo lời khuyên của bác sĩ.
Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng để an toàn cho mẹ và trẻ. Ảnh: TM
Việc cần làm trước và trong quá trình mang thai
Để an toàn trong quá trình mang thai, phụ nữ mắc hen nên thông báo dự kế hoạch có thai của mình trước với bác sĩ theo dõi điều trị hoặc tái khám kiểm soát hen tại các cơ sở chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn khi nào tình trạng bệnh cho phép mang thai sẽ tốt cho mẹ và thai nhi.
Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng các bệnh: sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu, cúm.
Trong quá trình mang thai: Thường xuyên đo huyết áp, xét nghiệm m.áu, nước tiểu: đ.ánh giá biến chứng tăng huyết áp, t.iền sản giật. Bà bầu phải đi khám định kỳ, siêu âm đúng lịch hẹn, nhớ các mốc siêu âm quan trọng, nếu thai phụ cần phải sử dụng corticoid đường uống thì nên siêu âm lại sau mỗi 4 tuần sau tuần thứ 20 để đảm bảo thai phát triển bình thường. Ở người bệnh có cơn hen tái phát nhiều nên đo thêm cử động thai nhi trong khi được siêu âm.
Hạn chế/tránh tiếp xúc với các yếu tố kích phát cơn hen như: khói t.huốc l.á, thuốc lào; lông súc vật chó, mèo…; khói bếp, đặc biệt là khói bếp than; các loại mùi hương mạnh như: phấn hoa, nước hoa, thuốc xịt côn trùng; tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ gây dị ứng; luôn giữ cho không khí trong nhà thoáng, khô. Phụ nữ mang thai không được hút thuốc và không ngồi gần người hút thuốc. Khói thuốc là yếu tố dễ kích thích các cơn hen cấp.
Chế độ dinh dưỡng cũng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này. Phụ nữ mang thai nên ăn đồ ấm, hạn chế tối đa đồ để lâu trong tủ lạnh. Đồng thời cũng phải giữ ấm cơ thể, nếu bị cảm cúm, cảm lạnh thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh các tác nhân bất ngờ gây cơn hen.