Bệnh tim mạch là tình trạng các mạch m.áu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể dẫn đến đau tim.
Theo Trường Y Harvard, táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim mạch – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Biết các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh tim là rất quan trọng.
Táo bón có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tim ít người biết.
Theo Trường Y Harvard (Mỹ), táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim mạch, theo Express.
Nếu bị táo bón, có nhiều khả năng sẽ căng thẳng khi đi vệ sinh, từ đó có thể làm tăng huyết áp.
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Trường Y Harvard cho biết, cứ 5 người sẽ có 1 người bị táo bón mạn tính, nghĩa là đi ngoài phân cứng, khô và đau hoặc khó đi ngoài.
Có thể xem là táo bón nếu đại tiện ít hơn 3 lần một tuần. – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí về huyết áp cao Journal of Clinical Hypertension , đã tìm hiểu tình trạng táo bón dẫn đến biến cố tim mạch như thế nào.
Nghiên cứu ghi nhận, táo bón có liên quan đến các biến cố tim mạch.
Những thay đổi đối với hệ vi sinh vật đường ruột do táo bón có thể gây ra xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và gây ra các biến cố tim mạch.
Táo bón gia tăng theo t.uổi và thường cùng tồn tại với các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Ngoài ra, sức căng khi đại tiện làm tăng huyết áp, có thể gây ra các biến cố tim mạch như suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành cấp và bóc tách động mạch chủ.
Cuối cùng, nghiên cứu đã báo cáo, táo bón có liên quan đến các biến cố tim mạch, theo Express.
Nghiên cứu cũng cho thấy trong dân số Nhật bản, những người đại tiện 2 – 3 ngày một lần, có nguy cơ t.ử v.ong do tim mạch cao hơn đáng kể so với những người đi đại tiện hơn 1 lần mỗi ngày.
Một nghiên cứu khác cho thấy, có đến 47% bệnh nhân Nhật Bản nhập viện vì bệnh tim mạch cũng bị táo bón, và gần một nửa trong số này bị táo bón sau khi nhập viện.
Mối liên quan giữa táo bón và các biến cố tim mạch có thể liên quan đến sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.
Lão hóa là một trong những nguy cơ quan trọng nhất đối với cả táo bón và bệnh tim mạch.
Do đó, càng lớn t.uổi, tỷ lệ mắc bệnh táo bón cũng gia tăng song song với bệnh tim mạch.
Các triệu chứng khác của bệnh tim
Các triệu chứng khác của bệnh tim bao gồm:
Đau ngực, tức ngực
Hụt hơi
Đau, tê, yếu hoặc lạnh ở chân hoặc tay nếu các mạch m.áu ở những bộ phận đó bị thu hẹp
Đau ở cổ, hàm, họng, bụng trên hoặc lưng
Thế nào gọi là táo bón?
Trung bình, hầu hết mọi người đi ngoài khoảng 1 lần mỗi ngày. Nhưng mức từ ít nhất là 3 ngày một lần đến nhiều là 3 lần một ngày đều có thể xem là bình thường, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết.
Và đi bao nhiêu lần không quan trọng bằng độ chặt của phân và mức độ cố gắng để tống chúng ra ngoài.
Táo bón tương đối phổ biến và ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa t.uổi.
Có thể xem là táo bón nếu đại tiện ít hơn 3 lần một tuần.
Nếu bị táo bón, cần uống nhiều nước hơn hoặc tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, theo Express.
Rung nhĩ – mối nguy cơ đột quỵ ít người được biết đến
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim hay gặp nhất. Rung nhĩ làm tăng tỷ lệ t.ử v.ong và biến chứng do tim mạch.
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, cùng với suy tim, rung nhĩ là một bệnh lý quan trọng mới nổi lên trong các bệnh tim mạch, do t.uổi thọ của người dân ngày càng tăng cao. Rung nhĩ làm tăng 3-5 lần nguy cơ đột qụy, 3 lần nguy cơ bị suy tim và tăng có nguy cơ t.ử v.ong từ 1,5-3 lần.
Nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ luôn cao ở mọi lứa t.uổi.
Rung nhĩ có thể xuất hiện mà không do bất kỳ một bệnh lý tim mạch thực tổn nào. Tuy nhiên, thường gặp hơn ở bệnh nhân mắc một bệnh lý tim mạch nào đó như bệnh van tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim,… Có thể gặp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh đái tháo đường, cường giáp hoặc bệnh tim bẩm sinh.
PGS Phạm Mạnh Hùng cho biết, rung nhĩ hiểu nôm na là tâm nhĩ không đ.ập theo nhịp thông thường mà là hỗn loạn. Bình thường, tim chúng ta đ.ập nốt xoang phát ra một nhịp nhất định truyền xuống nút nhĩ thất sau đó xuống quả tim để tim chúng ta đ.ập điều hòa đều đặn khoảng 60-70 chu kỳ/phút… Đầu tiên tâm nhĩ bóp, sau đó đến tâm thất bóp, nhưng vì lý do nào đó tâm nhĩ bị thoái hóa có thể do bệnh lý van tim, bệnh lý hẹp mạch vành…làm cho tim sinh ra ổ loạn nhịp, tim đ.ập liên hồi, thậm chí từ 400-600 lần/phút. Các ổ hỗn loạn như vậy, lúc ấy nhĩ không co bóp đều đặn mà nó rung lên, nên người ta gọi là rung nhĩ.
Cũng theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu và người cao t.uổi có nguy cơ cao bị rung nhĩ hơn. Bởi, với người cao t.uổi thì bản thân cơ nhĩ bị thoái hóa theo độ t.uổi, làm cho cơ nhĩ đạp hỗn loạn dẫn tới rung nhĩ. Đồng thời mắc thêm các bệnh lý nền thì nguy cơ sẽ cao hơn, vì các đường dẫn truyền trong tâm nhĩ bị tích tụ lâu ngày do ảnh hưởng của bệnh, cũng dẫn đến nhịp đ.ập bị loạn.
Theo thống kê trên thế giới, càng nhiều t.uổi thì tỷ lệ mắc rung nhĩ càng cao. Đến 80 t.uổi, tỷ lệ tăng người bị rung nhĩ tầm 20 -25%. Theo thống kê của hội Tim mạch Châu Âu, năm 2016 có 43,6 triệu người bị rung nhĩ.
Bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa
Khi rung tim đ.ập bóp đều m.áu ở tâm nhĩ được hút xuống tâm thất đi nuôi cơ thể, nhĩ bóp có vai trò tống nốt khoảng 30%-40% lượng m.áu ở tâm nhĩ xuống tâm thất. Đến khi tâm nhĩ không bóp nữa thì lượng m.áu này sẽ quẩn lại trong tâm nhĩ, m.áu không lưu thông được.
Đây chính là cơ chế hình thành cục m.áu đông khi bị rung nhĩ. Mặt khác, khi cục m.áu đông hình thành nó sẽ b.ắn đi các nơi trong cơ thể dẫn đến tắc mạch. Ví dụ, b.ắn lên não gây ra tai biến mạch m.áu não, b.ắn vào tạng trong cơ thể thì tắc tạng đó. Rung nhĩ gây ra tắc mạch nuôi thận gây ra tắc mạch thận, tắc mạch nuôi ruột gây ra hoại tử ruột, tắc mạch chi dưới gây ra cho chi dưới. Thậm chí tắc mạch vành gây ra nhồi m.áu cơ tim. Vì thế rung nhĩ rất nguy hiểm.
PGS Hùng cũng thông tin thêm, khi bị rung nhĩ làm tăng tỷ lệ bệnh nhân t.ử v.ong so với người không bị rung nhĩ từ 1,5-3,5 lần. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên 30% và tăng10% nguy cơ đột quỵ, tăng tỷ lệ suy tim 20-30%. Lý giải về điều này, PGS Hùng cho hay, bình thường tim phải co bóp nhưng khi rung nhĩ thì tim đ.ập hỗn loạn đ.ập nhanh không đủ thời gian để bơm m.áu về tim, nên rất dễ suy tim.
Bên cạnh đó, rung nhĩ còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nó làm tăng tỷ lệ trầm cảm từ 16-20%. Trên 60% bệnh nhân có cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt bởi rung nhĩ.
PGS Hùng ghi nhận: Với những người ít có yếu tố nguy chúng ta có thể ngăn ngừa được, đặc biệt với người bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường thì chúng ta cần tuân thủ điều trị. Bỏ thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu, thực hiện chế độ ăn lành mạnh thì tỷ lệ biến thành rung nhĩ sẽ chậm hơn.
Điều quan trọng là phải phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa các biến chứng.
– Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên 30% và tăng10% nguy cơ đột quỵ, tăng tỷ lệ suy tim 20-30%.
– Rung nhĩ tăng tỷ lệ trầm cảm từ 16-20%. Trên 60% bệnh nhân có cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt bởi rung nhĩ.
Bác sĩ có thể dùng điện tâm đồ để phát hiện có rung nhĩ hay không
Các dấu hiệu của bệnh
Khi bệnh nhân thấy rối loạn nhịp tim, đ.ánh trống ngực, hồi hộp cần phải đi khám và sàng lọc ngay. Bác sĩ có thể dùng điện tâm đồ để phát hiện có rung nhĩ hay không. Việc này, bác sĩ ở tuyến dưới cũng có thể giúp bệnh nhân nhận biết.
Trong trường hợp người bệnh đã phát hiện rung nhĩ, cần phải tìm đến bác sĩ để tư vấn xem tình trạng rung nhĩ đang ở mức độ nào, đã cần phải dùng thuốc chống đông hay không.
“Có một thực tế hiện nay, bệnh nhân bị rung nhĩ lo sợ dùng thuốc chống đông gây c.hảy m.áu. Nên nhiều người lại bỏ thuốc không điều trị. Điều này lại dẫn đến hệ quả đáng tiếc là bệnh nhân bị tai biến nhiều hơn. Bác sỹ sẽ biết cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho người bệnh, vì thế hãy tuân thủ theo khuyến cáo của thầy thuốc; dùng thuốc đều đặn và đúng chỉ định để tránh các biến chứng đáng tiếc”, PGS Phạm Mạnh Hùng chia sẻ.
YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH CỦA RUNG NHĨ
– T.uổi trên 60.
– Tăng huyết áp.
– Bệnh động mạch vành.
– Suy tim.
– Bệnh lý van tim.
– T.iền sử phẫu thuật tim mở.
– Ngừng thở khi ngủ.
– Bệnh lý tuyến giáp.
– Đái tháo đường.
– Bệnh phổi mạn tính.
– Lạm dụng rượu/sử dụng chất kích thích.
– Nhiễm trùng/bệnh lý nội ngoại khoa nặng.