Trong tháng qua, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP.HCM tăng gấp 1,5 lần so với trước. Tuy nhiên, thuốc phenobarbital nằm trong phác đồ điều trị đã hết.
Nhiều trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng
Tháng 9 là lúc học sinh trở lại trường học cũng là thời điểm thuận lợi để các bệnh về hô hấp, tay chân miệng tăng mạnh. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), số ca mắc bệnh này tăng gấp 1,5 lần từ trung tuần tháng 9 trở lại đây. Theo đó, Khoa Nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận hơn 50 ca điều trị nội trú.
Số lượng bệnh nhi đông, bệnh viện phải bố trí thêm giường đảm bảo công tác điều trị. Bên cạnh đó, hàng ngày tại Khoa Khám bệnh cũng có phòng khám sàng lọc cho trẻ đến khám tay chân miệng.
Số trẻ nhập viện do bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh. Ảnh: Liên Anh
Ngồi trông con ngủ và theo dõi triệu chứng giật mình của con, chị Duyên (28 t.uổi, ngụ Bình Dương), mẹ của bé L.T.H.Đ. (14 tháng t.uổi), cho biết, trước khi nhập viện con chị được khám tại phòng mạch tư vì có vết lở trong miệng.
Tại đây, bé được chẩn đoán nhiệt miệng nên được cho thuốc về nhà uống. Tuy nhiên, sau 1 đêm, bé có biểu hiện sốt và vết loét miệng nhiều hơn khiến bé biếng ăn. Chị cho con nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị. Bác sĩ chẩn đoán con chị bị tay chân miệng và phải nhập viện.
“Trước giờ bé nhà tôi chưa bị bệnh này bao giờ, mới đi học được 6 ngày thì bị bệnh. Sau khi nhập viện, tôi cũng có gọi cho cô giáo ở trường để khử trùng lớp học tránh lây bệnh cho các bé khác”, chị Duyên chia sẻ.
Chị Thơ (24 t.uổi, ngụ Tây Ninh) mẹ của bé N.Q.N. (3 t.uổi) biết hiện tại đang vào thời điểm dịch bệnh tay chân miệng tăng nên chị cũng tự phòng bệnh cho con bằng cách uống nhiều nước cam, rửa đồ chơi và vệ sinh nhà cửa thường xuyên… Chị làm tất cả các biện pháp phòng ngừa nhưng cậu bé vẫn không tránh khỏi.
“Ở nhà bé sốt vào buổi chiều dù đã được uống thuốc hạ sốt nhưng tình trạng không thuyên giảm. Bởi vậy, tôi cho bé nhập viện ngay trong đêm để kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán con tôi bị tay chân miệng phải điều trị nội trú. Sau nhập viện 1 ngày các ban đỏ nổi dày đặc ở bàn tay và bàn chân dù trước đó không có triệu chứng gì. Sau 4 ngày, hiện bé cũng đã ổn nên bác sĩ sắp cho xuất viện về nhà”, chị Thơ nói.
Không may mắn như hai trường hợp trên, ngồi chờ ở ngoài phòng cấp cứu, anh Hùng (38 t.uổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) là ba của bé T.B.N. (4 t.uổi) lo lắng vì con vẫn đang nằm truyền dịch. Anh cho biết, trước nhập viện 1 ngày, bé than đau họng và đau bụng.
Gia đình đưa bé đi kiểm tra tại phòng khám gần nhà. Bé được chẩn đoán viêm họng, rối loạn tiêu hóa nên chỉ cho thuốc uống rồi về. Tuy nhiên, sau đó chiều cùng ngày, gia đình phát hiện tay và chân bé có nổi mụn đỏ nên tiếp tục quay trở lại phòng khám để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bé bị tay chân miệng và khuyên đến bệnh viện để được thực hiện các xét nghiệm.
Tay chân bé N.Q.N nổi nhiều mụn nước. Ảnh: Liên Anh
“Bác sĩ ở phòng khám tư vấn phải cho bé nhập viện nên tôi đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây, con tôi được bác sĩ chẩn đoán mắc tay chân miệng phải nhập viện theo dõi. Tuy nhiên, sau đó, bác sĩ thông báo bé trở nặng phải truyền dịch”, anh Hùng nói.
Bác sĩ Dư Tấn Quy, Phó trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, bé N. được nhập viện trong tình trạng sốt cao, run chi. Tại bệnh viện, bé được uống hạ sốt nhưng đi đứng vẫn loạng choạng, run chi không giảm.
“Tình trạng này là biến chứng của tay chân miệng nên chúng tôi đã cho bé chuyển vào phòng cấp cứu để truyền thuốc đặc hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh. Hiện bé vẫn được tiếp tục theo dõi huyết áp, nhịp thở và các dấu hiệu giật mình”, bác sĩ Quy cho hay.
Theo bác sĩ Quy, bệnh tay chân miệng do virus gây ra và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hiện chủ yếu điều trị triệu chứng. Loại virus này có thể tồn tại ở tay nắm cửa, lưu giữ trên đồ chơi, bàn học rất lâu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi đến trường, người lớn cũng phải rửa tay thường xuyên trước khi bước vào nhà hoặc trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Nhiễm, cho biết, thời gian gần đây số ca tay chân miệng đang có xu hướng tăng. Trẻ mắc tay chân miệng có thể bị các biến chứng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và t.ử v.ong nhanh. Bệnh tay chân miệng có 2 mùa dịch. Đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 5 và đợt 2 từ tháng 9 tới tháng 12. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ và cả những người tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
Bác sĩ phải tìm thuốc thay thế
Theo phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế ban hành, thuốc phenobarbital là loại quen dùng của các bác sĩ nhi khoa trong điều trị tay chân miệng, co giật, động kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện loại thuốc này đang có nguy cơ đứt hàng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, một chuyên gia hàng đầu về nhiễm tại TP.HCM cho biết, hiện tất cả các bệnh viện điều trị theo phác đồ có phenobarbital đều thiếu. Vì lô thuốc cuối cùng được nhập có hạn sử dụng đến ngày 24/9, nếu còn cũng không thể nào dùng được.
Bé N. đang được truyền dịch tại phòng cấp cứu vì chuyển biến nặng hơn lúc nhập viện
Thông tin từ một số nhà cung cấp cho biết, hiện thuốc đã ngưng sản xuất. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn phải chờ cơ quan quản lý dược nhà nước thông báo mới biết được tình hình.
Thuốc phenobarbital nằm trong phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng, thuốc giúp cho em bé bị tay chân miệng độ 2B nằm yên để tránh các mức độ biến chứng. Ngoài tay chân miệng, thuốc có thể sử dụng cho bệnh khác như động kinh và đặc biệt là co giật ở trẻ sơ sinh.
Ưu điểm của thuốc là thời gian điều trị được lâu, ít gây ảnh hưởng cơ quan hô hấp. Theo bác sĩ Khanh, dù có một số t.huốc a.n t.hần thay thế nhưng phải truyền liên tục như vậy, em bé dễ suy hô hấp hơn buộc phải thở máy, lúc này sẽ tăng thêm biến chứng cho trẻ, đồng thời can thiệp nhiều hơn, tốn kém hơn.
Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, hiện bệnh viện cũng đang gặp tình trạng tương tự là thiếu thuốc phenobarbital. Lãnh đạo bệnh viện có đề xuất nhập thuốc nhưng được phản hồi không nhập được và bệnh viện cũng chuẩn bị các phương án sử dụng t.huốc a.n t.hần khác để thay thế. Tuy nhiên, theo bác sĩ Châu Việt, hiệu quả thuốc khac không được như mong đợi vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trung tuần tháng 9, thành phố ghi nhận gần 600 ca bệnh tay chân miệng, tăng 50,2% so với trung bình 4 tuần trước. Hiện thành phố chưa ghi nhận ca t.ử v.ong do bệnh tay chân miệng nhưng số ca bệnh đang tăng nhanh tại các quận, huyện trên địa bàn.
Điều trị bệnh tay chân miệng gặp khó
Theo thống kê tại các bệnh viện (BV) chuyên khoa Nhi trên địa bàn TPHCM, hiện tình trạng thuốc phenobarbital – một loại thuốc truyền tĩnh mạch trị chứng co giật khi trẻ bị bệnh tay chân miệng (TCM) đang có nguy cơ bị đứt hàng.
Nguyên nhân là do nhà sản xuất ngừng sản xuất, khiến các BV hụt hẫng và phải dò dẫm, thay đổi phác đồ điều trị.
Lô cuối cùng nhập về đã hết
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1, cho biết, thời điểm này bệnh TCM đã có xu hướng tăng vào những tuần gần đây. Nếu như trước đây trong giai đoạn giãn cách xã hội hầu như không có ca mắc TCM thì đầu tháng 9 trở lại đây, BV điều trị cho hơn 30 ca. Hiện có 1 ca nặng đang nằm khoa hồi sức và 1 ca có biến chứng tim mạch. May mắn là chưa có ca nào t.ử v.ong.
“Chu kỳ bệnh TCM thường có 2 mùa là tháng 4, 5, 6 và tháng 10, 11, 12. Những tháng trước do giãn cách xã hội nên số ca rất thấp, khi bắt đầu trạng thái bình thường trở lại, giao thông nhộn nhịp, t.rẻ e.m đi học… thì TCM có xu hướng quay trở lại. Đồng nghiệp của tôi ở các tỉnh thành khác cũng cho biết, tại địa phương họ cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc TCM”, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho hay.
Bệnh nhi điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, một loại “vũ khí” chống lại chứng co giật ở trẻ khi mắc TCM là thuốc tiêm đường tĩnh mạch phenobarbital. Đây là loại thuốc quen dùng của các bác sĩ nhi khoa. Trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành năm 2018 cũng có tên thuốc này.
Phenobarbital cũng có tên trong phác đồ điều trị bệnh TCM của Bộ Y tế, được dùng khi bệnh nhi mắc TCM bắt đầu trở nặng (độ 2A, độ 2B) để xử lý ngay tình trạng co giật của trẻ.
Tại BV Nhi đồng 1, thuốc giúp cho trẻ nằm im trong quá trình điều trị (ở giai đoạn độ 2B, trẻ cần nằm yên tránh tăng biến chứng). Thuốc phenobarbital, ngoài điều trị TCM còn điều trị các bệnh lý như động kinh hay co giật ở trẻ sơ sinh.
Thời gian điều trị duy trì được lâu và ít gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp. “Tuy nhiên, đến thời điểm này, không chỉ BV Nhi đồng 1 thiếu mà cả nước đều cạn thuốc vì lô nhập cuối cùng có hạn sử dụng 24-9 đã được sử dụng hết, sau đợt đó không nhập về nữa”, bác sĩ Khanh thông tin.
Còn tại BV Nhi đồng 2, bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, cho biết, hiện BV cũng đang gặp tình trạng tương tự là thiếu thuốc phenobarbital. Lãnh đạo BV có đề xuất nhập thuốc nhưng được phản hồi không nhập được và BV đang sử dụng t.huốc a.n t.hần khác để thay thế. Tuy nhiên, theo bác sĩ Châu Việt, hiệu quả không được như mong đợi vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Tìm kiếm nguồn thuốc an toàn thay thế
Hiện BV Nhi đồng 1 đang sử dụng các loại thuốc khác thay thế phenobarbital. Tuy nhiên, những loại thuốc thay thế này sẽ khiến bệnh nhi phải truyền trong thời gian dài và có thể gây suy hô hấp. Nhiều bác sĩ nhi khoa khẳng định tầm quan trọng của thuốc phenobarbital là khó đi qua giai đoạn 2B (nhóm 2), khó chuyển qua độ 3 và khó gây suy hô hấp trong khi thuốc thay thế phải truyền liên tục mà tỷ lệ thành công không cao.
“Hiện chúng tôi chưa ghi nhận có thuốc nào an toàn hơn phenobarbital để thay thế. Việc sử dụng các loại an thần khác sẽ kéo dài thời gian điều trị, có thể gây suy hô hấp và phải dùng máy thở, trẻ sẽ tăng biến chứng về hô hấp, chi phí cũng sẽ cao hơn từ 10 đến 20 lần”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Còn tại BV Nhi đồng 2, bác sĩ Đỗ Châu Việt cho rằng, nếu không có thuốc phernobarbital, BV có thể sử dụng t.huốc a.n t.hần hoặc thuốc t.iền mê. Nhưng hiện tại thuốc phernobarbital vẫn là “vũ khí” an toàn.
Trước thông tin các BV nhi trên địa bàn TP đang than “khó” vì thiếu thuốc phenobarbital, chiều 25-9, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Th.S-dược sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TPHCM, cho biết, Sở Y tế đã có công văn đề nghị Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép nhập khẩu thuốc phenobarbital và mới đây, Cục Quản lý dược trả lời rằng, đến thời điểm này hiện không có thuốc phenobarbital từ nguồn cung nước ngoài trên toàn bộ hệ thống, các nhà sản xuất cũng đã ngưng sản xuất, Bộ Y tế đang khuyến cáo các BV xây dựng phác đồ điều trị dùng thuốc khác thay thế cho phenobarbital.
“Giờ không có nhà sản xuất, không có nhà cung ứng nên mình phải thay đổi phương án, tìm loại thuốc khác thay thế có tác dụng tương tự”, dược sĩ Đỗ Văn Dũng cho hay.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, trong tuần 38, thành phố ghi nhận 555 ca bệnh TCM (86 ca nội trú và 469 ca ngoại trú), tăng 50,2% so với trung bình 4 tuần trước (370 ca). Số tích lũy đến tuần 38 là 5.697 ca (gồm 994 ca nội trú và 4.703 ca ngoại trú), giảm 57,6% so với cùng kỳ 2019. TPHCM chưa ghi nhận ca t.ử v.ong do bệnh TCM. Số ca bệnh trong tuần tăng tại 22/24 quận huyện, tăng mức độ cảnh báo ở các quận huyện: quận 9, 12, Tân Phú và Bình Chánh.
Lâm Đồng: Gia tăng các ca tay chân miệng
Ngày 25-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Lâm Đồng cho biết đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh TCM khi vừa ghi nhận thêm chùm ca bệnh tại Trường Mầm non Họa My, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh. Theo xác minh từ ngành y tế, từ ngày 21-9 đến nay, trường có 19 học sinh nghỉ học, trong đó có 5 em mắc TCM. Tiến hành khám sàng lọc cho toàn bộ học sinh trong trường thì ghi nhận thêm 2 ca mắc TCM. Điều tra dịch tễ xác định trước đó trường có một em mắc TCM, sau đó lan sang 7 trường hợp khác. Cũng theo CDC tỉnh Lâm Đồng, trong tháng 9, bệnh TCM có xu hướng tăng nhanh với 130 ca mắc mới xuất hiện tại hầu hết 12 huyện, thành phố trong tỉnh. Từ đầu năm 2020 đến nay, Lâm Đồng ghi nhận hơn 260 trường hợp mắc TCM.
ĐOÀN KIÊN