Không phải cứ bộ phận nào của vịt ăn ngon cũng sạch và an toàn.
Thịt vịt là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích vì thịt ngọt, tính mát. Thịt vịt được chế biến thành rất nhiều món ăn như rang, xào, luộc, nướng, quay, hấp… mà món nào cũng ngon. Tuy nhiên, có một số bộ phận trên con vịt rất bẩn lại đặc biệt được nhiêu người đam mê, phải ăn cho bằng được. Những bộ phận này nhìn rất thơm ngon, nhâm nhi rất thú vị nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.
1. Cổ vịt
Cổ vịt bộ phận có rất nhiều xương, xương cứng, ít thịt nhưng lại mê hoặc nhiều người. Sỡ dĩ thịt ở cổ vịt rất mềm, có da dày, béo ngậy. Cánh mày râu, một số chị em phụ nữ thích “lai rai” luôn chọn cổ vịt để nhâm nhi, gặm xương cho vui miệng.
Thế nhưng, trông “vô hại” như vậy nhưng cổ vịt chứa nhiều chất độc hại nằm tại các tuyến dây thần kinh và mạch m.áu, hạch bạch huyết và nhiều hệ thống kết nối giữa đầu và thân vịt mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy.
Hơn thế khi mổ vịt, người ta thường cắt tiết ở cổ hoặc gáy vịt cho nó c.hết. Khi vịt c.hết, chất độc ở vịt sẽ tập trung ở phần cổ.
Cổ vịt chứa tuyến ức của vịt, thuộc cơ quan hệ miễn dịch. Khi các cơ quan này bị viêm hoặc bệnh, chúng sử dụng tuyến ức để chống lại bệnh tật. Tuyến ức vịt này còn được kết nối với tuyến bã nhờn. Do đó bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi ăn chúng.
2. Da vịt
Nhiều người có sở thích ăn da vịt vì nó vừa dày, béo lại có chút giòn dai. Tuy nhiên, da vịt chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều da vịt có thể khiến cholesterol tăng cao, nhất là những bệnh nhân huyết áp cao sẽ bị tăng huyết áp, gây nguy hiểm.
Không chỉ thế, da vịt là tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống rất bẩn của vịt như ao, ngòi, bùn đấy có lẫn cả phân nên thực tế nó chứa nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn nhất của vịt. Dù cố gắng sơ chế, làm sạch và nấu chín chưa chắc đã làm hết hoàn toàn ký sinh trùng. Do đó, dù có thèm đến mấy bạn cũng nên từ bỏ phần da vịt nhé.
3. Tiết canh
Khỏi phải nói, tiết canh vịt là món ăn “thần thánh” của rất nhiều người, đặc biệt là dân nhậu. Thế nhưng tiết canh vịt thực tế là m.áu sống được đổ vào phần nhân được chế từ thịt, nội tạng vịt, rau thơm, lạc mà thành. Dù có ngon đến đâu thì m.áu động vật sống cũng chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, ăn vào rất dễ gây ra nhiều bệnh hại sức khỏe. Do đó, không nên ăn tiết canh vịt dù nhìn con vịt đó có vẻ khỏe mạnh.
4. Phao câu
Rất nhiều người thích ăn phao câu vịt. Đây là phần chóp đuôi vịt… Lý do khiến mọi người thích phao câu vịt vì cho rằng, phần này béo ngậy, có thể giúp mượt tóc, đẹp da. Tuy nhiên đây lại là bộ phận bẩn nhất của con vịt. Hơn nữa cũng không có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ chúng giúp đẹp tóc và da của con người.
Phao câu vịt là nơi tập trung các tuyến bạch huyết, sản sinh ra các chất độc hại, nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Tham khảo cách làm 2 món ăn từ thịt vịt
1. VỊT NƯỚNG CHAO
Nguyên liệu:
– 1 kg vịt
– Gia vị: 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh chao, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng nước mắm, ít sa tế, 2 muỗng cà phê dầu màu điều, 1 xíu hạt tiêu, hành và tỏi băm nhỏ
– Rau sống, khế, chuối vừa đủ ăn
– củ quả muối chua
Cách làm:
Vịt sau khi mua về rửa sạch với gừng và muối cho bớt hôi rồi chặt miếng to vừa, khứa vài đường trên miếng thịt vịt.
Sau đó ướp vịt với 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh chao, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng nước mắm, ít sa tế, 2 muỗng cà phê dầu màu điều, 1 xíu hạt tiêu, hành và tỏi băm nhỏ. Trộn đều ướp từ 2-3 tiếng.
Rau sống nhặt rồi rửa sạch. Khế rửa sạch thái nhỏ. Chuối bỏ vỏ, bào mỏng, ngâm vào tô nước có vắt chanh, khi ăn thì lấy ra cho khỏi thâm.
Cà, rốt và củ cải trắng gọt vỏ, thái sợi rồi cho giấm, đường trộn đều cho có vị vừa ăn. Thêm ớt nếu thích.
Bạn có thể nướng vịt bằng lò hay trên bếp than tùy thích. Khi nướng thỉnh thoảng lật để thịt vịt chín đều, không bị cháy. Ngoài ra, cứ vài phút lại quết nước ướp thịt vịt lên cho ngấm thêm gia vị và vịt thơm hơn.
Khi thấy thịt vịt có màu vàng ruộm, hoặc hơi vàng đỏ sậm là vịt nướng chao chín. Bạn cũng có thể chọc thử đũa vào, thấy thịt vịt không chảy nước hồng ra là được.
2. VỊT OM SẤU
Nguyên liệu:
– Vịt: 1kg
– Sấu: tùy theo sở thích, nếu thích ăn vị chua rõ thì bạn nấu từ 10-12 quả.
– Rau rút, khoai sọ
– Gừng, tỏi, hành khô, sả, riềng, chanh…
– Gia vị, muối, đường…
Cách làm:
Rau rút nhặt sạch bấc, bóc vỏ hành tỏi, gừng riềng, sả đ.ập dập.
Vịt mua về rửa sạch với nước lạnh, sau đó rửa lại với quả chanh để vịt hết hẳn mùi hoi. Chặt hoặc cắt miếng to bằng bao diêm. Ướp vịt với hỗn hợp hành, tỏi, sả, riềng, 1 thìa muối gia vị, 1 thìa cafe đường trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm.
Khoai sọ gọt vỏ, ngâm nước để khoai ra hết nhớt.
Thịt đã ướp đủ thời gian các bạn xào qua, sau đó thêm lượng nước dùng vừa đủ ăn và đun sôi liu riu. Thêm sấu vào om đến khi thử thấy vịt đã chín mềm.
Khi vịt chín thì cho khoai sọ vào đun tới khi khoai chín bở, tiếp tục cho rau rút vào để rau vừa chín tới, nêm nếm lại gia vị vừa miệng ăn rồi tắt bếp.
Thịt vịt rất bổ dưỡng, nhưng chớ đụng đũa vào 4 bộ phận này tránh “gặp họa”
Thịt vịt bổ dưỡng, lại ngon nên được nhiều người yêu thích. Thế nhưng dù có thèm đến mấy bạn cũng đừng ăn những bộ phận này của vịt tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phao câu vịt chứa nhiều chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe – Ảnh: Minh họa
– Phao câu vịt
Phao câu vịt là nơi chứa nhiều chất béo và những chất độc, cũng như chất tăng trọng hầu hết đều tồn dư ở bộ phận này. Khi ăn vào tất cả nhưng độc tố như E.Coli, Salmonella,.. sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Không những thế, phao câu của vịt rất nhiều mỡ tích tụ nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe nhất là với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hay rối loạn mỡ m.áu.
– Tiết canh vịt
Tiết canh vịt dễ nhiễm vi rút cúm gia cầm và nguy cơ mắc bệnh rất cao, có thể t.ử v.ong. Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút H5N1 gây ra. Ở vịt, bệnh này khiến vịt c.hết đột ngột, hàng loạt và lây lan nhanh.
Về bản chất, ăn tiết canh là ăn m.áu sống cùng với các loại thịt, xương nên hoàn toàn không thể t.iêu d.iệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong con vật.
– Da của vịt
Phần da của vịt nhiều mỡ béo ăn ngậy và ngon nên nhiều người khá thích. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần da vịt là bộ phận chứa nhiều cholesterol có hại và vi khuẩn vì thế nên hạn chế ăn nhất là những người đang giảm béo, người béo phì hay mắc một số bệnh về tim mạch, mỡ m.áu, cao huyết áp cho bạn.
– Nội tạng vịt
Nội tạng của vịt là nơi chứa nhiều chất béo dễ gây bệnh tim mạch, cao huyết áp cho bạn. Ngoài ra, nội tạng động vật là bộ phận nên hạn chế ăn bởi đây là nơi chứa nhiều chất độc hại với vịt cũng vậy.
– Cổ vịt
Cổ vịt là món mà cánh mày rau thích bởi nó rất đúng vị trong những cuộc nhậu. Tuy nhiên, phần cổ vịt thường tích lũy nhiều chất độc còn tồn dư. Nó cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất là ở phần da – nơi chứa nhiều mô bạch huyết ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.