Trong lúc bắt rắn hổ mang chúa ở bờ suối, người đàn ông ngụ tại Đắk Lắk bị con vật này cắn vào tay.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), đang điều trị cho bệnh nhân Y.T.K. (35 t.uổi, ngụ tại Đắk Lắk) bị rắn hổ mang chúa cắn.
Trước đó, ngày 20/9, người đàn ông này đang làm việc tại bờ suối thì nhìn thấy một con rắn hổ mang chúa dài 2,4 m nên đuổi theo để bắt. Bất ngờ, ông bị con vật quay lại cắn vào ngón thứ hai của tay phải. Bệnh nhân tự ga-ro cổ tay và được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Khoảng 3h sáng 21/9, bệnh nhân được chuyển đến đơn vị Chống độc. Xác định đây là trường hợp bị rắn độc cắn nhưng chưa biết loài nào, các bác sĩ yêu cầu gia đình mang con vật đến bệnh viện.
Bệnh nhân K. phải tháo một đốt ở ngón tay do nọc độc rắn hổ mang làm hoại tử vết thương. Ảnh cắt từ clip.
“Dù con vật đã bị mất phần đầu, các bác sĩ xác định được bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa cắn. Người này được truyền 5 lọ huyết thanh kháng độc tố”, bác sĩ Ngân nói.
Sau khi truyền huyết thanh, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng hoại tử mô mềm cơ nên được chỉ định thay huyết tương. Người đàn ông này lại rơi vào tình trạng viêm cơ tim khiến mạch chậm. Các bác sĩ lập tức đặt máy tạo nhịp bên ngoài cho người bệnh.
Vị trí vết thương ở ngón tay b.ị h.oại t.ử, mô cơ xương không giữ được, các bác sĩ chỉ định tháo khớp ở một đốt ngón tay của bệnh nhân.
Trên giường bệnh, ông K. cho biết hiện tại, sức khỏe tốt hơn nhiều so với thời điểm nhập viện. Công việc thường ngày của bệnh nhân là cắt củi, làm cỏ thuê… để nuôi gia đình gồm hai con nhỏ, hai người cha (cha ruột và cha vợ) đang bị tai biến.
Người đàn ông bị nọc độc rắn hổ mang chúa núi Bà Đen tấn công sẽ xuất viện trong 2 tuần tới
Nạn nhân người Tây Ninh bị rắn hổ mang chúa cắn hiện tình trạng nguy hiểm nhất đã qua, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, không còn thở oxy, tự ngồi dậy được, ăn uống được…
Sáng 5-9, cập nhật về diễn tiến nạn nhân rắn hổ mang chúa cắn, BS Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), cho biết bệnh nhân Phạm Văn Tâm (38 t.uổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) đã được chuyển về lại từ Khoa Hồi sức cấp cứu và đang nằm Khoa Bệnh Nhiệt đới.
“Hiện tình trạng nguy hiểm nhất đã qua, rất khả quan, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, không còn thở oxy, tự ngồi dậy, ăn uống được, sinh hoạt thì còn hỗ trợ chút xíu do còn vết thương” – BS Sang thông tin.
Tùy tốc độ mô hạt vết thương hoại tử lên tốt, anh Tâm sẽ được ghép da trong vòng 1 đến 2 tuần tới
BS Sang cho biết vết thương hoại tử sau khi mổ cắt lọc 3 lần hiện đang đặt VAC – một kỹ thuật thuật mới, sử dụng máy hút liên tục để kích thích trong vùng vết thương hoại tử đã mổ. Kỹ thuật VAC này nhằm kích thích mô hạt lên và giữ môi trường độ ẩm vết thương mức độ ổn định, ngăn ngừa n.hiễm t.rùng, đồng thời bệnh nhân được cho sử dụng thuốc uống chống n.hiễm t.rùng, tăng cường dinh dưỡng đường miệng liên tục. Khi nào mô hạt lên được tốt thì mới tiến hành kế hoạch ghép da cho bệnh nhân.
Nói về thời gian bệnh nhân xuất viện, BS Sang cho rằng tùy tốc độ tiến triển mô hạt vết thương. Nếu mô hạt lên tốt, nuôi đầy thịt vết thương thì sẽ tiến hành ghép da, ít nhất phải từ 1 đến 2 tuần nữa. Sau khi ghép da xong bệnh nhân phải để kiểm tra thay băng thường kỳ vài ba lần, xem miếng da được lấy chỗ khác đắp qua có dính hay không, làm thẩm mỹ xem da có “ăn” tốt hay không. Nếu chỗ vết thương ghép da tốt thì kế hoạch nằm viện sẽ rút ngắn, còn da không ăn tốt thì sẽ ghép lần 2. Tuy vậy, dự kiến ước tính thời gian ra viện cũng tầm trong khoảng 2 đến 3 tuần tới.
Sức khỏe anh Tâm tỉnh táo hoàn toàn, không còn thở oxy, tự ngồi dậy, ăn uống được.
Nhấn mạnh về trường hợp “thập tử nhất sinh” này, BS Sang cho rằng có Bệnh viện Chợ Rẫy mới đầy đủ các chuyên khoa hỗ trợ bệnh nhân từ đầu đến cuối. “Thời nguy hiểm nhất qua rồi, bây giờ bệnh nhân chỉ săn sóc vết thương, chống n.hiễm t.rùng, nuôi dưỡng vết thương đầy mô hạt, tiến hành ghép da nữa mà thôi” – BS Sang nhấn mạnh.
Như Báo Người Lao Động thông tin, sáng 19-8, trong lúc đi làm thuê ở một rẫy mãng cầu ở khu vực núi Bà Đen (Tây Ninh), anh Tâm phát hiện một con rắn hổ mang chúa nặng 4,6 kg, dài hơn 2,5 m.
Con trai anh kêu cha bỏ chạy nhưng do gia đình khó khăn nên anh quay lại bắt con rắn để bán lấy t.iền. Khi bắt anh Tâm bị con rắn cắn vào đùi. Anh Tâm được chở đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu, rồi chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch, và được cứu chữa cho đến nay.