Nhằm hiện thực hóa mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, các cơ quan, đơn vị chức năng, các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS.
T.rẻ e.m nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên tại Cơ sở cai nghiện m.a t.úy số 2 Hà Nội. Ảnh: Hà Hiền
Tình hình còn phức tạp
Năm 2020 đ.ánh dấu mốc 30 năm (1990-2020) nước ta đối phó với dịch HIV/AIDS. Đến nay, cả nước đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đó là giảm số người mới phát hiện nhiễm HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người t.ử v.ong do AIDS. Với kết quả này, theo tính toán, nước ta đã tránh được cho khoảng hơn 400.000 người không bị nhiễm HIV và hơn 150.000 người không bị t.ử v.ong do HIV/AIDS trong những năm vừa qua.
Dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục giảm với mức trung bình khoảng 0,24% mỗi năm. Hiện cả nước có khoảng 140.000 bệnh nhân có HIV/AIDS đang điều trị ARV ( thuốc kháng HIV) và số người tuân thủ điều trị sau 12 tháng đạt gần 90%, trong đó có 40.000 người đang nhận thuốc ARV qua bảo hiểm y tế…
Tuy nhiên, theo đ.ánh giá của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tình hình HIV/AIDS còn diễn biến phức tạp. Hiện nay, cả nước ghi nhận hơn 210.000 người nhiễm HIV còn sống; mỗi năm cả nước xét nghiệm và phát hiện mới gần 10.000 người nhiễm HIV, gần 2.000 người t.ử v.ong vì HIV/AIDS.
Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ t.uổi 16-29 (39,4%) và 30-39 t.uổi (34,3%)… Điều này làm suy giảm lượng lao động xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS chủ yếu là do nghiện m.a t.úy, quan hệ t.ình d.ục không an toàn.
Tại Hà Nội, thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ( Sở Y tế Hà Nội) cho thấy, đến nay, lũy tích số người nhiễm HIV toàn thành phố là 29.000 người (hơn 23.000 người còn sống, hơn 6.000 người đã t.ử v.ong); 100% quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố
đều có người nhiễm HIV/AIDS.
Tương tự Hà Nội, các tỉnh, thành phố khác vẫn phát hiện mới người nhiễm HIV/AIDS, ghi nhận số người t.ử v.ong do AIDS. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan, đơn vị chức năng, các địa phương và mỗi người dân trong cộng đồng cần tiếp tục chung tay phòng, chống HIV/AIDS.
Nâng cao năng lực hỗ trợ
Nhằm hạn chế nguy cơ lây lan bệnh tật trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, các ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội xác định công tác phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Theo đó, chương trình can thiệp, giảm tác hại đối với người nhiễm HIV được các đơn vị, địa phương triển khai bài bản.
Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố có mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng tham gia can thiệp giảm tác hại tại cộng đồng; can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm người có nguy cơ cao.
Các cơ sở có chức năng xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV được thành lập ở nhiều địa phương với 73 phòng xét nghiệm sàng lọc đang hoạt động. Ngoài ra, Hà Nội có 11 cơ sở y tế được cấp chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV, gồm 6 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện 09) và 5 trung tâm y tế quận, huyện (huyện Thạch Thất, Chương Mỹ, Ba Vì, Đông Anh và quận Long Biên). Qua đó, thời gian qua, các cơ quan chức năng thành phố đã xét nghiệm HIV cho gần 120.000 lượt người.
Công tác chăm sóc, điều trị cho người có HIV/AIDS cũng được Hà Nội dành sự quan tâm đặc biệt. Dẫn chứng là, 100% các cơ sở điều trị HIV/AIDS được giám sát hỗ trợ kỹ thuật về điều trị HIV/AIDS; 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV còn sống được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV…
Bệnh nhân HIV Nguyễn Thị Thu H. (huyện Ứng Hòa), cho hay: “Chúng tôi nhận được sự quan tâm, chăm sóc về nhiều mặt từ phía các cơ quan chức năng. Sau 5 năm tích cực điều trị, hiện nay, sức khỏe của tôi tương đối ổn định”. Đặc biệt, Hà Nội là địa phương đầu tiên tiến hành nuôi dưỡng thường xuyên t.rẻ e.m nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn tại Cơ sở cai nghiện m.a t.úy số 2 Hà Nội. Giám đốc cơ sở Phạm Đình Giang chia sẻ: “Cơ sở cai nghiện m.a t.úy số 2 Hà Nội đang chăm sóc, nuôi dưỡng 68 trẻ có HIV ở nhiều độ t.uổi. Tất cả các cháu đều có sức khỏe ổn định, được đi học đầy đủ, được tham gia các hoạt động vui chơi phù hợp với độ t.uổi”.
Với cách làm tương tự Hà Nội, các tỉnh, thành phố khác cũng nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới mục tiêu có thể chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Để đạt mục tiêu này, ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, Cục đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14-8-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Trên cơ sở đó, thời gian tới, các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình mới, đó là đẩy mạnh các biện pháp giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao; mở rộng loại hình xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng.
Người nhiễm HIV được tạo điều kiện để điều trị ngay và điều trị trong ngày, cấp phát thuốc nhiều tháng, điều trị đồng nhiễm lao, viêm gan… Đáng chú ý, biện pháp giám sát dịch bệnh HIV/AIDS sẽ dựa vào ca bệnh, theo dõi liên tục người nhiễm từ khi xét nghiệm chẩn đoán đến khi người bệnh được điều trị ổn định và theo dõi đến khi một người t.ử v.ong (nếu xảy ra).
“Các giải pháp được triển khai đồng bộ kỳ vọng sẽ bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS, tăng cường huy động nguồn lực trong nước, đặc biệt là vai trò của ngân sách địa phương và bảo hiểm y tế. Việc này mở ra cơ hội lớn chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030, với mục tiêu số người nhiễm HIV mới giảm dưới 1.000 ca/năm trên phạm vi cả nước”, ông Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.
Chuyện ở nơi điều trị những em bé sơ sinh bị bỏ rơi
Trung bình mỗi năm, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận điều trị khoảng 5,6 em bé bị bỏ rơi trên địa bàn Hà Nội. Với những đ.ứa t.rẻ này, các bác sĩ, điều dưỡng thực sự là gia đình.
Nghe tiếng Bình An khóc rất lớn, điều dưỡng Ngô Thị Minh Loan vội chạy đến bên giường bệnh, nhanh chóng sát khuẩn tay rồi kiểm tra tình trạng của bé. “Không phải vấn đề vệ sinh, cũng không phải con đói đâu”, chị Loan mỉm cười, thủ thỉ.
Nói rồi, chị vội ẵm Bình An khỏi giường, ôm ấp và vỗ về bé. Em bé nín khóc ngay, mắt tròn xoe ngước nhìn, đôi tay huơ huơ muốn chạm vào nữ điều dưỡng.
“Những lúc như thế này, chỉ được ôm một chút là con không khóc nữa. Có thể vì con thiếu thốn tình cảm nên luôn mong được bế ẵm, vỗ về”, chị Loan chia sẻ.
Bình An là thai nhi bị phá bỏ ở tuần thai 31, được một nhóm thiện nguyện phát hiện và giải cứu, sau đó đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu hồi đầu tháng 7. Thời điểm nhập viện, bé chỉ nặng 1.6kg, tím tái, ngừng tim, ngừng thở, hy vọng sống rất mong manh.
Tuy nhiên, con đã may mắn vượt qua “cửa tử”, khỏe mạnh, hồng hào sau hơn 2 tháng điều trị. Hiện tại, bé tiếp tục được chăm sóc tại bệnh viện trong khi chờ hoàn tất thủ tục để đưa về trung tâm bảo trợ.
Điều dưỡng Ngô Thị Minh Loan ôm ấp, vỗ về bé Bình An
Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là đơn vị thường xuyên tiếp nhận, điều trị cho các em bé sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn Hà Nội như Bình An.
Bác sĩ Thái Bằng Giang, trưởng Khoa cho biết, ngoài những trường hợp thai nhi bị nạo phá, được nhóm thiện nguyện giải cứu; còn có những bé bị bỏ ngoài trời như bãi rác, cổng chùa,… sau đó người dân phát hiện và đưa đi cấp cứu.
Một số trường hợp khác đặc biệt hơn, là do chính người thân của bé mang đến viện rồi bỏ lại, cắt đứt liên lạc. Thời gian sau, có gia đình đổi ý nên đến đón về, cũng có những gia đình cứ thế “bặt vô âm tín”.
Trung bình mỗi năm, Khoa Sơ sinh tiếp nhận khoảng 5,6 em bé bị bỏ rơi. Tuy nhiên, chỉ riêng từ đầu năm 2020 tới nay, đã có tới 5 bé được đưa vào cấp cứu.
Những bé sơ sinh bị bỏ rơi đa phần nhập viện trong tình trạng nặng. Bác sĩ Giang chia sẻ, thông thường, ở bệnh viện chuyên khoa Sản, các khoa Sản của bệnh viện hay thậm chí trạm y tế xã, trẻ sơ sinh đều được chăm sóc rất chu đáo. Em bé sau sinh phải được lau khô, ủ ấm, hút sạch đờm rãi, cắt rốn với điều kiện vô khuẩn,…
Em bé bị vứt bỏ không được đáp ứng các điều kiện ấy. Kết hợp với việc phải nằm ngoài môi trường, các con dễ bị nhiễm khuẩn nặng, n.hiễm t.rùng m.áu, hạ thân nhiệt, tổn thương tất cả cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp. Chưa kể, với trường hợp nạo phá, người phá sẽ làm mọi cách để đưa trẻ ra ngoài, không thực hiện nhẹ nhàng, khéo léo như các ca đỡ đẻ bình thường khiến trẻ sang chấn.
17 năm công tác tại Khoa Sơ sinh, bác sĩ Giang đã cấp cứu cho rất nhiều trẻ bị bỏ rơi. Trong đó, anh nhớ nhất là trường hợp bé Nguyễn Văn An, vào viện hôm 8/6.
Cháu bé đã bị bỏ lại ngoài trời một vài ngày, được người dân phát hiện tại hố ga bỏ hoang thuộc xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Lúc này, trên người con không có quần áo, không có giấy tờ, xung quanh nhiều kiến và giòi, dây rốn đã bị ăn cụt.
Thời điểm nhập viện Xanh Pôn, em bé có tình trạng nhiễm khuẩn rất nặng, sau đó đi vào suy hô hấp, phải đặt ống thở máy. Bé còn nhiễm vi khuẩn gram âm, kháng hầu hết với các loại kháng sinh khiến việc điều trị vô cùng khó khăn.
Trong quá trình thở máy, con từng ngừng tim tới 4-5 lần. Kíp bác sĩ đã phải cố gắng ép tim, tăng liều thuốc vận mạch để cấp cứu; đồng thời liên tục hội chẩn với chuyên gia Nhi khoa hàng đầu trong và ngoài nước tìm phương hướng điều trị. Dù các y bác sĩ đã dồn toàn bộ sức lực để cứu bé, tuy nhiên do tình trạng nhiễm khuẩn quá nặng, bé Nguyễn Văn An đã qua đời ngày 29/6, sau 21 ngày điều trị.
Bác sĩ Thái Bằng Giang khám cho một bệnh nhi tại Khoa Sơ sinh
Điều dưỡng Ngô Thị Minh Loan không giấu được những giọt nước mắt xúc động khi nhắc đến cháu bé. Chị cho biết, bởi tình trạng của bé rất nặng, các y bác sĩ luôn phải túc trực bên con mọi thời gian.
“Chúng tôi đặt những chiếc ghế trong phòng bệnh để ngồi quan sát cháu, ngày nào cũng vậy, không rời mắt dù chỉ một phút. Thực sự đáng tiếc, bất lực khi không thể cứu bé. Khoảnh khắc tiễn con lên xe để về chôn cất tại địa phương, cảm giác rất lưu luyến”, chị Loan tâm sự.
Khoa Sơ sinh là khoa “tách mẹ”, bởi vậy y bác sĩ luôn dành rất nhiều tình yêu thương cho các bé. Chị Loan chia sẻ, điều dưỡng trong khoa thường xưng là “mẹ” và gọi các em bé là con.
Với những em bé bị bỏ rơi, các bác sĩ, điều dưỡng thực sự là gia đình. Mỗi ngày vào 10h sáng, Khoa thường mời tất cả người thân của bệnh nhi lên để giải thích cặn kẽ tình trạng từng cháu, giúp gia đình an tâm. Tuy nhiên, những em bé bị vứt bỏ không có bố mẹ lo lắng, các y bác sĩ cứ vậy mà âm thầm điều trị, chăm sóc cho các con.
Bác sĩ Giang cho biết, sau khi được điều trị khỏi, em bé sẽ được xác nhận tình trạng bỏ rơi bởi lãnh đạo bệnh viện, công an phường, UBND phường. Sau đó, những đơn vị này sẽ chuyển bé lên trung tâm bảo trợ t.rẻ e.m.
Y bác sĩ tại Khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Xanh Pôn hầu hết là những người đã theo ngành Nhi khoa hàng chục năm. Với họ, hạnh phúc là khi cứu sống được những đ.ứa t.rẻ, nhìn chúng lớn lên mỗi ngày và có tương lai tươi sáng phía trước.