Ngày 10/1, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, đơn vị vừa tiếp nhận điều trị cho b.é t.rai sơ sinh 9 ngày t.uổi với chẩn đoán uốn ván rốn trong tình trạng biểu hiện bệnh nặng.
Ảnh minh họa.
Theo đó, bệnh nhi T.V.A., 9 ngày t.uổi – trú tại Nhi Sơn, Mường Lát, huyện biên giới ở Thanh Hóa. Gia đình bé A có hoàn cảnh khó khăn, bé là con thứ 3 trong gia đình, được sinh thường tại nhà và cắt rốn bằng kéo.
Bệnh sử bệnh nhi sau sinh, trẻ đã bú được, đi tiêu phân su ngày đầu. Sau 9 ngày sinh, bé có biểu hiện bú kém, bỏ bú và xuất hiện các cơn co giật bất thường nên người nhà đã nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu.
Bé A nhập viện trong tình trạng đầu biểu hiện ngửa, hai bàn tay nắm chặt, gấp khuỷu tay và áp sát vào người; hai chân duỗi thẳng; nằm ở tư thế ưỡn cong, cơn co giật có thể kéo dài vài phút, môi tím, hàm cứng, bụng chướng, rốn rỉ m.áu.
Hiện bệnh nhi A được nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực sơ sinh với chẩn đoán uốn ván rốn/ suy hô hấp độ III; bé được thở máy và nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn.
Từ trường hợp trên, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị mắc bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện, xử lý kịp thời nên dễ có nguy cơ dẫn đến t.ử v.ong. Do đó, đừng chủ quan trước nếu bị các vết thương, xây xát da do tai nạn lao động hay giao thông gây ra; thậm chí có thể bị uốn ván sơ sinh khi chưa được tiêm phòng vắc-xin uốn ván để ngăn ngừa hậu quả.
Theo các bác sĩ, uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván có tên khoa học là Clostridium tetani gây ra.
Ở dạng nha bào, vi khuẩn có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường và kháng với nhiều loại thuốc khử khuẩn, không bị t.iêu d.iệt khi bị đun sôi 20 phút. Nha bào uốn ván có trong đất, cát bụi, phân trâu, bò, ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt khuẩn kỹ, sắt thép gỉ…
Nha bào uốn ván xâm nhập cơ thể qua vết thương, sau đó thoát nha bào thành thể hoạt động, giải phóng ngoại độc tố vào m.áu và tấn công các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền co cứng đó xuất hiện các cơn co giật. Bệnh nhân bị t.ử v.ong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.
Uốn ván có tỷ lệ t.ử v.ong rất cao 25 – 90%, đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, t.ử v.ong trên 95%.
Những người có nguy cơ mắc bệnh uốn ván là người lao động nông nghiệp, làm việc ở các trang trại, các nông lâm trường, chăn nuôi gia súc và gia cầm, dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại, công nhân xây dựng…
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, uốn ván là bệnh nguy hiểm dễ gây t.ử v.ong, nên mọi người cần cảnh giác phòng tránh bệnh. Phụ nữ mang thai cần tiêm vắc-xin phòng bệnh uốn ván để phòng uốn ván khi sinh.
Theo các bác sĩ, để ngăn ngừa bệnh uốn ván trẻ sơ sinh có hiệu quả, cần tiêm vắcxin phòng bệnh với tổng số lần tiêm phòng ở phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ từ 15 – 35 t.uổi là 5 mũi, trong đó tiêm phòng cho sản phụ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản.
Lịch tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ và sản phụ vào các khoảng thời gian quy định: Tiêm lần nhứ nhất (mũi tiêm 1) cho phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ hoặc tiêm sớm cho sản phụ có thai lần đầu. Tiêm lần thứ hai (mũi tiêm 2) ít nhất 1 tháng sau lần tiêm thứ nhất hoặc tiêm cho sản phụ mang thai trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
Tiêm lần thứ ba (mũi tiêm 3) ít nhất 6 tháng sau lần tiêm thứ hai hoặc kỳ có thai lần sau. Tiêm lần thứ tư ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ ba hoặc kỳ có thai lần sau. Tiêm lần thứ năm (mũi tiêm 5) ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ tư hoặc kỳ có thai lần sau. Lưu ý nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
Bé sơ sinh nguy kịch vì bà tự cắt rốn tại nhà
Sản phụ sinh con tại nhà và bà tự cắn rốn cho bé. 3 ngày sau, bé nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng mới tiếp nhận b.é t.rai Dương Minh Q. trú tại xã Lương Thông, huyện Hà Quảng nhập viện do bị uốn ván rất nặng.
Gia đình cho biết, mẹ bé không khám thai định kỳ, khi sinh được bà cắt rốn tại nhà bằng thanh nứa. Sau sinh 3 ngày, bé bỏ bú, thở yếu, co giật liên tục, nhạy cảm với kích thích. Lúc này gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cấp cứu.
Theo các bác sĩ, trẻ nhập viện với các dấu hiệu điển hình của uốn ván rốn sơ sinh. Suốt 1 tuần qua, trẻ đang được điều trị tích cực tại khoa Nhi nhưng vẫn phải thở máy, dùng thuốc chống co giật, kháng sinh chống n.hiễm t.rùng và truyền dịch nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch.
Cháu bé vẫn đang trong tình trạng nặng dù được điều trị tích cực suốt 1 tuần qua
BS Nguyễn Thị Lới, Trưởng khoa Nhi cho biết, từ đầu năm tới nay, khoa đã tiếp nhận và điều trị cho 6 em bé bị suy hô hấp do uốn ván rốn sơ sinh. Trong đó, đa phần là các trường hợp tự sinh con tại nhà, dùng những dụng cụ không được diệt khuẩn như: Dao, tre, nứa, sợi chỉ, thậm chí là sợi thừng để cắt, thắt rốn trẻ sơ sinh.
Uốn ván rốn sơ sinh từ lâu đã được biết là bệnh rất nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương của trẻ. Bệnh do trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập qua rốn.
Uốn ván rốn sơ sinh có thể gây t.ử v.ong lên đến 80%. Dù trẻ có sống sót cũng có thể mang di chứng thần kinh, tâm thần suốt đời.
Uốn ván ủ bệnh từ 4-15 ngày, trung bình là 7 ngày, nếu thời gian ủ bệnh càng ngắn, bệnh càng nặng. Ở giai đoạn khởi phát, trẻ thường quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại, trẻ đói nhưng không bú được nên càng khóc. Lúc này nếu đè lưỡi ấn xuống thì thấy phản ứng lại đó là dấu hiệu cứng hàm (trismus). Thời kỳ khởi phát này nhanh chóng chuyển sang thời kỳ toàn phát (từ vài giờ đến một ngày).
Ở thời kỳ toàn phát, cứng hàm càng rõ, xuất hiện thêm co giật và co cứng. Giai đoạn này trẻ có sốt cao từ 38-41 độ C. Trẻ hay bị táo bón, rốn thường rụng sớm (100%) và nhiễm khuẩn, có thể rốn ướt, có mủ hay thối.
Sau khi qua được tuần thứ hai, thứ 3, trẻ sẽ có tiến triển tốt dần, bước vào thời kỳ lui bệnh. Khi đó các cơn co giật, co cứng giảm dần và bệnh nhi bắt đầu mở mắt, khóc được. Trong thời gian này vẫn còn tăng trương lực, sau đó vài ngày bệnh nhi có thể bú mẹ được. Tuy nhiên phải từ 1,5-2 tháng thì trương lực cơ mới trở lại bình thường.
Bác sĩ cho biết, bệnh uốn ván sơ sinh hoàn toàn có thể dự phòng bằng cách phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván đầy đủ và nên sinh tại các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.
Nếu trẻ đẻ trong điều kiện không đảm bảo vô khuẩn, đẻ rơi và người mẹ chưa được tiêm phòng uốn ván trong lúc mang thai, cần tiêm phòng uốn ván với SAT 1.500 đơn vị, tiêm bắp một lần sau đẻ.