Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 57 ca t.ử v.ong vì bệnh dại, tăng cao so với các năm trước.
Ảnh minh họa
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, 57 ca t.ử v.ong do bệnh dại xảy ra tại 29 tỉnh thành, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Đây là điều đáng lo ngại khi nhiều ca bệnh xuất hiện ở những tỉnh trước đây chưa từng ghi nhận.
Ngoài ra, có số lượng lớn nạn nhân là t.rẻ e.m như trường hợp b.é t.rai 7 t.uổi ở huyện Yên Thành, Nghệ An; b.é g.ái 8 t.uổi ở Tuy Phong, Bình Thuận; b.é t.rai 10 t.uổi ở Krông Bông, Đắk Lắk; b.é t.rai 3 t.uổi ở Lục Ngạn, Bắc Giang…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bệnh dại là một trong những bệnh lâu đời và nguy hiểm nhất. Khi người bệnh đã có dấu hiệu lâm sàng, tỷ lệ t.ử v.ong là 100%.
Mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh hiệu quả nhưng ước tính hàng năm vẫn có khoảng 59.000 người ở hơn 150 quốc gia, chủ yếu từ những nhóm dân cư nghèo hoặc dễ bị tổn thương, t.ử v.ong do bệnh dại. Khoảng 40% nạn nhân là t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 70-110 người t.ử v.ong vì bệnh dại trong vòng 10 năm qua.
Nhân ngày thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và WHO khuyến nghị Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác đa ngành để tăng khả năng tiếp cận và khả năng chi trả vắc xin cho người và động vật. Song song đó, cần tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về bệnh dại, tiến tới chấm dứt căn bệnh này.
Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện FAO, nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi Chính phủ, các đối tác trong nước và quốc tế cùng nhau nỗ lực gia tăng độ bao phủ của vắc xin phòng ngừa bệnh dại cho chó và chấm dứt t.ử v.ong ở người do bệnh dại ở Việt Nam. Chúng ta có vắc xin tốt có thể giảm tối thiểu nguy cơ bệnh dại lây truyền qua chó”.
Tại Việt Nam, bệnh dại chủ yếu do bị chó cắn, chiếm 96-97%, sau đó là mèo: 3- 4%. Virus dại Rhabdovirus lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn.
Sau khi vào cơ thể, virus dại sẽ xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ rất chậm, khoảng 12-24 mm mỗi ngày. Chỉ khi vào tới não bộ, người bị nhiễm bệnh mới có những hành vi và biểu hiện lâm sàng rõ ràng.
Do di chuyển chậm, thời gian ủ bệnh dại có thể từ 10 ngày đến 8 tuần hoặc có thể dài trên 1 năm.
Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, mức độ nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ và khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Vết thương nặng và càng gần thần kinh trung ương như ở đầu, cổ, ngón tay… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Khi người bệnh sợ gió, sợ nước là đã ở giai đoạn muộn, không còn cách gì cứu chữa. Bản thân mỗi bác sĩ khi chứng kiến những ca lên cơn dại đều rất ám ảnh vì thấy c.hết mà không thể cứu, bệnh nhân thường tỉnh táo đến lúc c.hết do co thắt thanh quản gây suy hô hấp.
Việt Nam đặt mục tiêu có thể loại trừ được bệnh dại vào năm 2030.
B.é g.ái phát bệnh dại sau 3 tháng bị chó cào
B.é g.ái 8 t.uổi, ở thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, t.ử v.ong do bệnh dại sau 3 tháng bị chó nhà nuôi cào.
Chiều 16/7, bác sĩ Đinh Thế Hùng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Thuận, cho biết bệnh nhi t.ử v.ong cách đây hai hôm, được xác định dương tính với virus dại.
Bé bị con chó nhà cào trầy xước hai tay, 3 tháng trước đó. Gia đình không đưa bé đi tiêm ngừa dại do nghĩ rằng chó nuôi nên an toàn.
Ngày 12/7, bé bị đau cơ, hôm sau lên cơn co giật và có biểu hiện sợ nước, sợ gió. Gia đình đưa bé vào Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận, rồi chuyển vào Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM điều trị ngày 14/7. Bệnh dại phát, không thể cứu chữa, gia đình đưa cháu về, mất tại nhà vào tối cùng ngày.
Một chú chó chạy rong giữa trưa nắng ở Bình Thuận, tháng 4. Ảnh: Việt Quốc.
Bác sĩ Hùng cho hay, anh trai của bé cũng bị con chó này cào, chưa có biểu hiện gì. Gia đình hiện đã đưa cháu đi tiêm phòng.
Con chó nhà cào b.é g.ái sau đó đã c.hết do bị xe cán. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Bình Thuận đang điều tra dịch tễ ở khu vực các cháu sinh sống, vận động người dân nếu bị chó cào hoặc cắn cần đi tiêm ngừa dại ngay.