Viêm xoang là bệnh lý xuất hiện rất phổ biến, nó có thể xảy ra với tất cả mọi người không phân biệt t.uổi và giới.
Nhưng một số nhóm người bệnh, do có các yếu tố thuận lợi đặc biệt thúc đẩy như viêm nhiễm, dị ứng, suy giảm miễn dịch,… khiến họ trở thành những đối tượng dễ bị mắc viêm xoang hơn so với bình thường.
Viêm xoang là căn bệnh rất phổ biến trên thực tế. Bệnh lý này có thể xảy ra ở cả hai giới và với mọi lứa t.uổi. Tuy nhiên, ở một số nhóm đối tượng nhất định, dường như sự có mặt của các yếu tố thuận lợi cao đã khiến cho tình trạng viêm xoang xảy ra dễ dàng hơn rất nhiều so với những người khác. Tìm hiểu những nhóm đối tượng dễ bị mắc viêm xoang qua bài viết dưới đây.
1. Người có t.iền sử viêm nhiễm các cơ quan lân cận với xoang
Những người có t.iền sử đã hoặc đang có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các cơ quan lân cận với xoang như: viêm mũi, viêm họng, viêm amydal, sâu răng, viêm tủy răng,… là những đối tượng dễ bị mắc viêm xoang.
Tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan này nếu không được điều trị đúng đắn và kịp thời thì có thể sẽ lây lan sang các khu vực lân cận, trong đó có xoang. Từ đó gây nên bệnh lý viêm xoang cho người bệnh
2. Người có t.iền sử dị ứng là đối tượng dễ bị mắc viêm xoang
Những người đã từng có t.iền sử dị ứng trước kia, đặc biệt là có các biểu hiện dị ứng trên đường hô hấp (ho, hắt xì, sổ mũi, ngứa mũi, viêm mũi,…) sau khi tiếp xúc với các dị nguyên đường hít (bụi nhà, phấn hoa, nước hoa, khói, lông súc vật,…) cũng là nhóm đối tượng dễ bị mắc viêm xoang trên thực tế.
TÌnh trạng dị ứng ở những đối tượng này phản ánh một cơ địa mẫn cảm, tăng đáp ứng với các tác nhân không gây hại. Chính sự tăng đáp ứng của cơ thể người bệnh đối với môi trường xung quanh cũng là yếu tố trực tiếp khiến xoang dễ bị viêm hơn do.
Người dị ứng dễ mắc bệnh viêm xoang – Ảnh Internet
3. Người có bất thường cấu trúc tại xoang
Sự xuất hiện các bất thường cấu trúc tại xoang chẳng hạn như polyp xoang, dị hình,… có thể chưa gây nên bất kỳ biểu hiện nào cho người bệnh nếu các tổn thương mà chúng gây nên chưa đủ trầm trọng.
Tuy nhiên cùng với thời gian, sự tác động của các bất thường cấu trúc tại xoang lên chức năng sinh lý bình thường của xoang là càng lớn và sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trong đó, bệnh cảnh viêm xoang là biểu hiện hay gặp hàng đầu. Vì vậy, những đối tượng có các bất thường cấu trúc tại xoang cũng là những đối tượng dễ bị mắc viêm xoang.
4. Người có hệ miễn dịch suy giảm dễ bị mắc viêm xoang hơn
Một người bình thường với hệ miễn dịch khỏe mạnh thì sẽ có khả năng chống chọi lại các tác nhân gây hại khi chúng xâm nhập vào cơ thể, từ đó ngăn bệnh xảy ra.
Nhưng đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch (do bệnh ác tính, bệnh mãn tính, dùng thuốc, AIDS,…) thì hệ miễn dịch của bệnh nhân lại không còn hoạt động hiệu quả. Nó đáp ứng kém hơn khi có sự xâm nhập của các yếu tố gây hại vào cơ thể, khiến cơ thể dễ mắc phải rất nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có viêm xoang.
Vì thế, những người có hệ miễn dịch suy giảm cũng là một trong các nhóm đối tượng dễ bị mắc viêm xoang hàng đầu.
Người có hệ miễn dịch suy giảm dễ bị mắc viêm xoang hơn – Ảnh Internet
5. Một số nhóm đối tượng dễ bị mắc viêm xoang khác
– Người hút thuốc: Khói t.huốc l.á không chỉ khiến lá phổi trở bị tổn thương mà nó còn gây nên tổn thương cho nhiều cơ quan khác của hệ hô hấp, trong đó có xoang. Người hút thuốc là đối tượng dễ bị mắc viêm xoang hơn so với người không hút thuốc.
– Người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm: Những người thường xuyên làm việc trong các môi trường ô nhiễm như công nhân xây dựng, công nhân vệ sinh,… sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố như khói bụi, hóa chất,… và cũng dễ dàng bị viêm xoang hơn.
Có thể khẳng định rằng, mặc dù có một người sẽ thuộc những nhóm đối tượng dễ bị mắc viêm xoang hơn hẳn so với những người khác. Tuy nhiên, điều này không đại diện cho bất kỳ ai sẽ an toàn hoàn toàn trước viêm xoang. Do đó, mỗi người cần tự trang bị cho mình các kiến thức để phòng tránh và nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các bất thường của viêm xoang để được điều trị kịp thời nhất.
Tự ý mua thuốc về rửa mũi cho con, bé 3 tháng t.uổi phải nhập viện cấp cứu
Sau khi được mẹ rửa mũi bằng 2 – 3 lọ thuốc, bé xuất hiện tình trạng lơ mơ, da tái, tay chân lạnh, biểu hiện ngộ độc cấp.
Thông tin từ Đơn vị Cấp cứu Nhi bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), nơi đây đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi 3 tháng t.uổi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da tái, tay chân lạnh, biểu hiện ngộ độc cấp theo dõi sốc tim. Ngay sau đó các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu và điều trị tích cực cho trẻ. Đó là 2 trường hợp bệnh nhi: Q.H và Q.B sinh tháng 5/2020 đều có địa chỉ ở Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh.
Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc cấp do sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin.
Hình ảnh lọ thuốc nhỏ mũi do gia đình cung cấp.
Theo mẹ hai bé kể: Trẻ có hiện tượng khò khè sau khi tắm, gia đình đã tự mua thuốc nhỏ mũi để rửa mũi cho con. Tuy nhiên sau khi rửa mũi bằng 2-3 lọ thuốc, trẻ bắt đầu xuất hiện tình trạng lơ mơ, da tái, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Ngay sau đó gia đình đã đưa trẻ nhập viện. Qua thăm khám các bác sĩ thấy nhịp thở của bé không đều, nhịp tim chậm 70-80 lần/phút, nghi ngờ tình trạng ngộ độc cấp. Qua hỏi bệnh sử, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc cấp do sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin – 1 loại thuốc không dùng cho trẻ dưới 6 t.uổi.
Bệnh nhi sau đó được các bác sĩ điều trị hồi sức tích cực thở oxy, truyền dịch, lợi tiểu và theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn. Sau 2 ngày điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhi đã tiến triển tốt.
Theo tài liệu y khoa, Naphazolin là thuốc nhỏ mũi thường gây ngộ độc ở trẻ. Nhiều nhất ở trẻ dưới 3 t.uổi. Naphazolin là thuốc được chỉ định trong điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang. Thuốc có tác dụng nhanh, hiệu quả. Do đó được các nhà thuốc sử dụng phổ biến. Tuy nhiên khi dùng thuốc quá liều và sai độ t.uổi trẻ sẽ bị ngộ độc, gây ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, nhịp thở chậm, nặng sẽ có cơn ngừng thở và nếu điều trị không kịp thời có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Không chỉ có thuốc nhỏ mũi Naphazolin mà còn có một số loại thuốc như Xylometatolin… trước khi sử dụng cho trẻ cần có chỉ định của bác sĩ.
BSCKI. Đào Thị Loan phó trưởng khoa Nhi cho biết: Không chỉ có thuốc nhỏ mũi Naphazolin mà còn có một số loại thuốc như Xylometatolin… trước khi sử dụng cho trẻ cần có chỉ định của bác sĩ và các bậc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc.
Thời tiết giao mùa với nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, khiến cơ thể không thích ứng kịp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh. Thời gian này trẻ hay bị ho, sổ mũi và thở khò khè, là triệu chứng của bệnh đường hô hấp.
Luôn chú ý chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là vệ sinh đường hô hấp. Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào đêm và sáng sớm, lúc này, mũi và họng bé cần được giữ ấm cẩn thận.
Cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên các triệu chứng khiến bé bị ho sổ mũi thở khò khè, tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để chẩn đoán rõ nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, không nên tự ý cho con dùng thuốc để điều trị cho trẻ.