Trên một số diễn đàn và mạng xã hội hiện đang chia sẻ thông tin “ uống nước lạnh sau ăn gây hại tim, thậm chí gây bệnh ung thư”.
Thực hư thông tin này cụ thể ra sao theo quan điểm của chuyên gia ThS.BS. Lý Đức Ngọc – Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E.
Hiện nay trên một số diễn đàn đang chia sẻ thông tin về việc uống nước lạnh sau ăn có thể ảnh hưởng đến tim và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thông tin này gây hoang mang cho không ít người bởi đa số chúng ta đều có thói quen uống nước lạnh ngay sau ăn đặc biệt là sau ăn các món chứa nhiều gia vị cay nóng.
1. Thông tin: “Uống nước lạnh sau ăn gây hại tim” là không có cơ sở
Chia sẻ về vấn đề uống nước lạnh sau ăn gây hại tim, Ths.Bs. Lý Đức Ngọc – Trung tâm Tim mạch bệnh viện E cho biết: Điều này không liên quan gì đến nguy cơ bệnh tim mạch. Do vậy quan điểm uống nước lạnh sau ăn gây hại tim là không có căn cứ khoa học.
Bác sĩ Ngọc cũng khẳng định thêm, các nguy cơ tim mạch chỉ có tăng huyết áp, đái tháo đường, hút t.huốc l.á, rối loạn lipid m.áu. Cho nên dù uống nước lạnh hay nước nóng sau ăn đều không làm gia tăng nguy cơ gây bệnh tim, và cũng chưa có cơ sở nào chứng minh quan điểm này. Chỉ lưu ý là những người có bệnh tim mạch mạn tính nên tránh những xúc cảm nóng lạnh đột ngột dễ gây khởi phát đợt cấp tính.
Ths.Bs. Lý Đức Ngọc cũng cho biết, nếu thường xuyên dùng quá nhiều đồ uống lạnh sẽ thiếu nước cung cấp cho tế bào, trong khi lượng nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Đồ uống lạnh tuy khiến thỏa mãn cơn khát tức thời nhưng nhiệt không thoát ra được, càng uống nước lạnh nhiều càng khiến lỗ chân lông bít tắc, cơ thể không tản được nhiệt ra ngoài, không thể giảm cái nóng trong người. Do vậy nên hạn chế uống nước lạnh khi trong người đang cảm thấy khát hoặc nóng.
Người trẻ thường có thói quen uống nước lạnh để giải tỏa cơn khát, nhất là vào mùa hè hoặc sau khi lao động. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên rằng, nếu luyện tập có thể dùng nước sôi để nguội pha thêm nước chanh, cam, mía… để bù lại chất điện giải đã mất. Khi nước quá lạnh đi vào cơ thể sẽ làm các vi mạch trong dạ dày, hệ tiêu hóa co lại dẫn đến thiếu m.áu, giảm chức năng tiêu hóa thức ăn.
Quan điểm uống nước lạnh sau ăn gây hại tim là không có căn cứ khoa học. (Ảnh: Internet)
Một quan điểm khác từ chuyên gia Yvonne Bohn, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm y khoa Cystex cho biết, khi uống nhiều nước lạnh, hệ thống dây thần kinh bị ức chế gây suy giảm nhịp tim, dây thần kinh phế vị chạy qua gáy dễ bị nhiệt lượng tác động và ảnh hưởng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đến từ Mayo Clinic và Đại học Columbia lại phản bác thông tin này.
2. Nhiệt độ uống nước phù hợp là bao nhiêu?
Theo Bác sĩ Ngọc, uống nước không ảnh hưởng đến tim mạch, và cũng không có loại nước nào tốt cho tim. Chỉ cần uống đủ nước, nước sạch và với nhiệt độ vừa phải là được. Đối với bệnh nhân suy tim, cần hạn chế lượng nước và muối để giảm áp lực cho tim, cần uống đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Đối với người khỏe mạnh lẫn người bị tim mạch, cần uống nước ấm trong nhiệt độ lý tưởng là 40 độ. Do bề mặt miệng và thực quản của chúng ta được bao phủ bởi màng nhầy, nhiệt độ sinh lý bình thường là 36,5-37,5 độ C và nhiệt độ ăn uống phải được duy trì ở 10-40 độ để duy trì các chức năng sinh lý bình thường. Nếu uống nước quá nóng, trên 60-70 độ có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư thực quản, ung thư khoang miệng.
3. Lời khuyên cho bệnh nhân tim mạch
Theo bác sĩ Ngọc, người mắc bệnh tim mạch hoặc chuyển hóa thấp, cần có chế độ ăn riêng cho từng bệnh.
Ví dụ: Đối với người bị tăng huyết áp – suy tim, cần giảm muối trong chế độ ăn, trung bình khoảng 2-3g muối / ngày (người bình thường ăn từ 6-12g) tức là lượng muối giảm khoảng 1/3-1/2 so với bình thường lưu ý là muối có trong cả nước mắm hoặc trong các loại đồ ăn có sẵn là nhiều nhất.
Với những người bị rối loạn chuyển hóa, nên hạn chế những loại đồ ăn giàu cholestrol như óc lợn hoặc nội tạng động vật. Nếu có bệnh tim mạch và Đái tháo đường thì kiêng đồ ngọt, mứt, hoa quả sấy, củ quả giầu tinh bột vì sau ăn sẽ khó kiểm soát đường huyết. Không nên quá kiêng khem có thể gây ảnh hưởng xấu và tác dụng ngược lại cho cơ thể, nên ăn trong kiểm soát và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Người bệnh tim nên hạn chế sử dụng đồ ăn lạnh hoặc uống nước lạnh. (Ảnh: Internet)
Đối với người có t.uổi hoặc người bị bệnh tim, thiểu năng tuần hoàn m.áu, hay đau đầu nên thận trọng khi uống nước lạnh. Khoa học đã chứng minh, nước lạnh không chỉ gây tổn thương đến hệ tiêu hóa mà còn có thể dẫn tới co thắt mạch m.áu não. Do vậy người cao t.uổi hay người có vấn đề về tim mạch nên hạn chế sử dụng nước lạnh hoặc đồ ăn lạnh.
Nhóm bị bệnh tim mạch hoặc rối loạn chuyển hóa cũng tuyệt đối không nên vừa ăn vừa uống nước lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thể tích cơ thể tăng lên, nhanh no. Việc uống nước lạnh sau tập luyện cũng sẽ làm hệ thống tim mạch bị ảnh hưởng.
M.áu nhiễm mỡ gây ra đột quỵ như thế nào?
Tình trạng rối loạn lipid m.áu (m.áu nhiễm mỡ, mỡ m.áu cao) sẽ tạo lập các mảng xơ vữa bám dọc theo lòng mạch m.áu, làm hẹp lòng mạch m.áu, làm giảm lượng m.áu đến nuôi các cơ quan.
Bạn đọc Trần A.S (47 t.uổi; quận Gò Vấp, TP HCM) hỏi: “Thời gian qua, mọi người bàn nhiều về đột quỵ, tôi nghe nói m.áu nhiễm mỡ là yếu tố nguy cơ, vậy cơ chế chuyển từ m.áu nhiễm mỡ thành đột quỵ ra sao?”.
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Tình trạng rối loạn lipid m.áu (m.áu nhiễm mỡ, mỡ m.áu cao) sẽ tạo lập các mảng xơ vữa bám dọc theo lòng mạch m.áu, làm hẹp lòng mạch m.áu, làm giảm lượng m.áu đến nuôi các cơ quan.
Tăng cường tập thể dục, giảm thức ăn nhiều dầu mỡ… để phòng chống nguy cơ bị m.áu nhiễm mỡ (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Xơ vữa xảy ra ở khu vực não bộ có thể gây đột quỵ theo 2 cách. Nếu mảng xơ vữa bong ra, tạo lập huyết khối làm tắc động mạch thì sẽ gây đột quỵ thể nhồi m.áu não. Còn đột quỵ thể xuất huyết não là do theo thời gian mảng xơ vữa làm giảm độ bền thành mạch, gây vỡ mạch m.áu não.
Xơ vữa ở động mạch vành còn có thể gây ra cơn nhồi m.áu cơ tim theo cơ chế tạo lập huyết khối tương tự như nhồi m.áu não.
Nếu anh S. đã được chẩn đoán là m.áu nhiễm mỡ thì cần nhanh chóng thay đổi lối sống: tăng cường thể dục, giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, giảm bia rượu, bỏ t.huốc l.á… và tái khám đúng theo yêu cầu của bác sĩ.