Khi bé đang tiêu chảy, bạn có thể khắc phục bằng cách nặn bớt một ít sữa trong ra trước khi cho bé bú, như vậy bé sẽ bú sữa đặc nhiều hơn.
Bạn đọc Trần Thị T.A (nguyenvan…@yahoo.com) hỏi: Con tôi 4 tháng t.uổi, bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng vẫn có nhiều đợt tiêu chảy. Bản thân tôi bụng yếu nên cũng hay bị tiêu chảy, lúc đó con có bị “lây” qua sữa không? Có đợt tôi không sao nhưng bé vẫn bị, vì sao?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:
Quả thật một số thứ người mẹ ăn vào có thể đi qua sữa và nhiều trường hợp mẹ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn, con cũng bị theo. Vì vậy bạn nên cố gắng lựa chọn thực phẩm an toàn. Nếu bị đau bụng, tiêu chảy thì bạn nên đi khám và thông báo với bác sĩ mình đang cho con bú để kê toa phù hợp. Bạn cùng cần rửa tay thường xuyên để tránh lây bệnh cho bé.
Thức ăn người mẹ ăn vào có thể đi qua sữa, nếu mẹ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn, con cũng bị theo (Ảnh minh họa từ Internet)
Bạn cũng cần xem lại cách cho bé bú, bé phải bú cạn một bên bầu ngực mỗi lần, nếu còn đói mới chuyển qua bên kia. Bởi khi bé mới bú thì sữa tiết ra sẽ loãng hơn, khi bú gần cạn thì sữa đặc dần. Nếu chỉ bú một phần sữa trong bầu vú thì bé sẽ tiêu thụ quá nhiều sữa loãng, vừa thiếu dinh dưỡng vừa hay bị tiêu chảy.
Khi bé đang tiêu chảy, bạn có thể khắc phục bằng cách nặn bớt một ít sữa trong ra trước khi cho bé bú, như vậy bé sẽ bú sữa đặc nhiều hơn. Khi hết bệnh thì cho bú như bình thường bởi nếu bú sữa đặc nhiều quá, thiếu sữa trong thì bé lại dễ táo bón.
Vừa chớm lạnh đã bắt con mặc quá kín – sai lầm của mẹ Việt khiến trẻ dễ đổ ốm
Thời tiết quá hanh khô, nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, sức đề kháng của trẻ bị giảm sút, các bệnh như cảm cúm, tiêu chảy, viêm phế quản… dễ phát tác
Mặc quá kín
Những ngày giao mùa, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách, không nên quá lo lắng dẫn đến sai lầm gây ốm cho trẻ.
Bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, hiện nay rất nhiều bố mẹ sai lầm trong việc giữ ấm cho trẻ. Vừa chớm heo may, nhiều người đã cho trẻ mặc ấm vì sợ trẻ lạnh, sức đề kháng kém. Có bà mẹ khi được góp ý còn tỏ vẻ khó chịu vì nghĩ mặc kín, mặc ấm cho con trẻ sẽ tốt hơn.
Đây là quan niệm sai lầm. Bác sĩ Phúc cho biết giữ ấm trẻ quá mức là sai lầm mà các mẹ thường mắc phải nhất, trẻ giảm khả năng thích ứng với nhiệt độ bên ngoài.
Nếu mặc cho con quá nhiều sẽ gây ra hội chứng Muggy. “Muggy Syndrome” là tên tiếng Anh của hội chứng này, trong đó chữ Muggy có nghĩa là nóng ẩm, ngộp, hay ngột ngạt; do các bà mẹ lo lắng con bị lạnh nên bao bọc mặc quần áo quá nhiều.
Trẻ có hiện tượng trao đổi chất mạnh mẽ, trong khi khả năng điều hòa thân nhiệt lại kém, nên khi mặc nhiều quần áo sẽ dẫn đến hiện tượng tăng thân nhiệt, mồ hôi vã ướt lớp quần báo bên trong. Ngoài sự nóng bức ngột ngạt, trẻ có thể biểu hiện các triệu chứng ho, sổ mũi, sốt, tiêu chảy, mất nước, ở mức độ nặng hơn hệ thần kinh có thể bị tổn thương.
Hội chứng Muggy đặc biệt dễ xảy ra ở trẻ dưới 1 t.uổi, vì trẻ chỉ biết quấy khóc, các mẹ thấy con ốm lại càng quấn chặt.
Vì vậy mặc quần áo cho con cũng phải đúng cách. Theo bác sĩ Phúc trời lạnh, mặc quần áo cho trẻ phải đảm bảo giữ ấm cổ và gáy, số lượng quần áo tăng lên từ từ để trẻ thích nghi và tăng khả năng chịu lạnh, nếu thấy trẻ đổ mồ hôi thì cần giảm bớt để tránh hội chứng Muggy.
Ban đêm, khi ngủ cần giữ ấm cho trẻ theo nguyên tắc 4 vị trí gồm cổ, ngực, bụng và chân. Da chân của trẻ có nhiều đầu mút thần kinh, là nơi rất nhạy cảm với thế giới bên ngoài, nên cần giữ ấm chân cho trẻ khi đi ngủ.
Thời tiết chuyển mùa chăm sóc con bạn như thế nào?
Thời tiết giao mùa, trở lạnh làm cho t.rẻ e.m ít hoạt động, nhu cầu năng lượng giảm nên trẻ sẽ biếng ăn hơn một chút, trong khi các mẹ lại muốn con ăn thật nhiều để bồi bổ. Khi đường ruột bị tăng gánh đột ngột cộng với việc vận động ngoài trời thiếu khoa học sẽ khiến sức đề kháng của trẻ yếu đi, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, chân tay miệng có cơ hội phát triển.
Có thể nói người mẹ là tuyến phòng thủ đầu tiên và cuối cùng, nhưng nếu không biết chăm sóc trẻ đúng cách, thì tuyến phòng thủ ấy chính là điểm yếu để bệnh tật tấn công đ.ứa t.rẻ.
Vệ sinh tắm rửa
Lau mặt bằng nước lạnh và bảo vệ da
Một số mẹ cảm thấy mùa thu đông tương đối hanh khô, nên giảm tần suất rửa mặt cho con, hạn chế tắm.
Nhưng thực tế, do thời tiết hanh khô, lớp sừng của trẻ tăng lên do da thiếu độ ẩm, nếu việc vệ sinh da mặt không kĩ sẽ dễ khiến bụi bẩn đọng lại trên da mặt, trẻ ít tắm sẽ ngứa ngáy bẩn thỉu, điều đó trở nên vô cùng bất lợi cho da và sức khỏe.
Bởi vậy, các mẹ cần rửa mặt cho trẻ ít nhất 2 lần mỗi ngày, nên rửa mặt bằng nước lạnh để nâng cao khả năng thích ứng với lạnh của trẻ, nhiệt độ của nước khoảng 10C là hợp lí nhất.
Da trẻ có thể khô, dễ nứt nẻ ở môi và mặt, cả bàn tay và bàn chân nhất là khi bị bẩn, vì thế mà việc bôi kem chống nẻ cũng rất cần thiết.
Rửa sạch mũi hàng ngày
Để trẻ không nhiễm các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi, các mẹ nên rửa mũi cho con hàng ngày, tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lí đã được làm ấm để bảo vệ niêm mạc mũi.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lí rất an toàn, dễ thực hiện và không gây hại cho mũi, có tác dụng loại bỏ dịch tiết, vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại khác trong khoang mũi.
Nếu trẻ bị viêm mũi, các mẹ khi rửa cần lưu ý, rửa bên mũi viêm nặng hơn trước để cho mũi thông, sau đó mới rửa bên đối diện. Rửa mũi cho trẻ phải nhẹ nhàng, kiên nhẫn, không nên vội vàng.