Ngày 29-9, bác sĩ Đinh Thị Bích Loan, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực (ICU) Bệnh viện Sản-Nhi An Giang cho biết: bệnh viện đã cứu sống bệnh nhi uống thuốc trừ cỏ t.ự t.ử, sau 4 ngày cấp cứu điều trị tích cực.
Trước đó, lúc 11giờ 23 phút, ngày 25-9, Bệnh viện Sản-Nhi An Giang tiếp nhận bệnh nhân nam tên H.D.T., 15 t.uổi từ Trạm Y tế Tân Hiệp (Kiên Giang) chuyển đến, với chẩn đoán ngộ độc thuốc trừ cỏ không rõ loại, không rõ số lượng, đã được rửa dạ dày.
Tình trạng lúc nhập viện: bệnh nhi tỉnh, môi đen sậm, toàn thân sậm màu, tay chân lạnh. Các bác sĩ nhanh chóng cho bệnh nhi thở oxy nồng độ cao qua mặt nạ, đặt sonde dạ dày, bơm than hoạt tính, truyền dịch để tăng thải độc.
Sau khi xác định bệnh nhi đã uống thuộc diệt cỏ catanil, khi ngộ độc có thể gây biến đổi Hemoglobin trong hồng cầu thành Methemoglobin làm hồng cầu mất chức năng vận chuyển oxy cho cơ thể. Kết quả xét nghiệm cho thấy, nồng độ oxy trong m.áu giảm nặng, lượng Methemoglobin tăng đến 60%, tương đương gần 60% hồng cầu của người bệnh bị mất chức năng.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản-Nhi đã hội chẩn với PGS-TS Nguyễn Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) nhận định tình trạng bệnh nhi rất nặng, có thể nhanh chóng t.ử v.ong nếu không kịp thời thay m.áu để loại bỏ hồng cầu bị nhiễm độc.
Lập tức, các bác sĩ Bệnh viện Sản-Nhi An Giang đã chuẩn bị 1000ml hồng cầu lắng, đặt catheter trung tâm tĩnh mạch đùi trái để rút m.áu ra và 1 catheter tĩnh mạch ngoại biên lớn ở cánh tay phải để truyền trả hồng cầu mới cho bệnh nhi. Quá trình thay m.áu kéo dài hơn 6 giờ, m.áu của bệnh nhi từ đen sậm do nhiễm độc đỏ dần lên trở về bình thường; lượng Methemoglobin được xét nghiệm lại mỗi 2 giờ cho đến ngưỡng an toàn. Hiện, bệnh nhi đã tỉnh táo, hồng hào trở lại, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, bệnh nhi đã hoàn toàn bình thường.
Người đàn ông uống rượu với… thuốc diệt rầy
Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngộ độc rất nặng. Do buồn chuyện gia đình nên khi sau khi uống rượu, bệnh nhân đã uống gần hết 1 chai thuốc diệt rầy.
Bệnh viện Quận 2, TP HCM cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp bị ngộ độc rất nặng. Bệnh nhân là ông T.Đ.H. (41 t.uổi) được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng nôn ói, vật vã.
Theo người nhà trước đó, ông đã uống rất nhiều rượu và uống gần cạn chai thuốc diệt rầy.
Phương pháp lọc m.áu hấp thụ là giải pháp cứu cánh, giúp người bệnh vượt qua nguy kịch
Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân được rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính hấp thụ chất độc. Tiên lượng với tình trạng ngộ độc nặng, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ t.ử v.ong rất cao nếu không được can thiệp sớm bằng các giải pháp chuyên môn sâu. Vì thế, bệnh nhân được chỉ định lọc m.áu để loại bỏ độc chất.
Đúng như dự đoán, tại khoa Thận nhân tạo, bệnh nhân rơi vào co giật, nguy kịch. Sau 1 ngày được lọc m.áu liên tục, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục.
Theo BS Từ Kim Thanh, Trưởng khoa Thận nhân tạo, những bệnh nhân bị ngộ độc thuốc rầy thường có rối loạn cơ và thần kinh. Bệnh nhân Đ.H. có co giật, rung cơ, đã bị tác động đến thần kinh. Nếu theo phác đồ, bệnh nhân sẽ được theo dõi trong thời gian 24 đến 48 giờ, phương án lọc m.áu chỉ thực hiện khi bệnh nhân có tổn thương gan, tổn thương thận.
Bệnh nhân đã hồi phục sau 4 ngày điều trị
Tuy nhiên, với trường hợp này các bác sĩ đã quyết định lọc m.áu chủ động để tránh nguy hiểm đến sinh mạng của người bệnh. Thực tế cho thấy, chỉ sau 1 đến 2 quả lọc, bệnh nhân sẽ hồi phục tốt, không bị biến chứng suy gan, suy thận, không để lại di chứng sau điều trị.
BS Kim Thanh khuyến cáo ckhi phát hiện người bị ngộ độc hóa chất, hoặc ngộ độc thuốc tây người dân không nên cố tình móc họng gây ói cho nạn nhân hoặc đưa đi điều trị theo các phương pháp dân gian mà cần đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để tận dụng thời gian vàng trong cấp cứu, điều trị.