Đây là một ca bệnh rất đặc biệt, người bệnh có t.iền sử tăng huyết áp, suy tim, tai biến mạch m.áu não, liệt nửa người, thể trạng rất yếu. Khối u nang buồng trứng có kích thước rất lớn.
Các bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật cắt bỏ 2 khối u có kích thước lớn cho người bệnh 63 t.uổi trú tại Vân Phú, Việt Trì, Phú Thọ, trong đó khối u nang buồng trứng có trọng lượng tới 9kg.
Người bệnh N.T.C. được đưa vào nhập viện trong tình trạng đau bụng, vùng bụng chướng to, băng huyết nhiều.
Qua thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sỹ chẩn đoán người bệnh có khối u nang buồng trứng rất lớn, kích thước khoảng 30cm chiếm toàn bộ ổ bụng; 1 khối u xơ tử cung kích thước khoảng 8cm kèm theo tình trạng ra m.áu buồng tử cung và polip buồng tử cung.
Bác sỹ Vũ Thị Thanh Hương, Trưởng khoa Phụ Ngoại-phụ Nội tiết (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ) cho biết đây là một ca bệnh rất đặc biệt, người bệnh có t.iền sử tăng huyết áp, suy tim, tai biến mạch m.áu não, liệt nửa người, thể trạng rất yếu. Khối u nang buồng trứng có kích thước rất lớn, lớn nhất từ trước đến nay tại bệnh viện.
Khi mở ổ bụng, các bác sỹ nhận thấy khối u có kích thước rất lớn chiếm toàn bộ ổ bụng, gây biến dạng toàn bộ các tạng ở vùng tiểu khung. Kíp phẫu thuật phải làm giảm kích thước khối u bằng cách mở và hút dịch bên trong khối u (được khoảng 8000ml).
Sau khi đã làm xẹp khối u, kiểm tra tình trạng ổ bụng thấy khối u buồng trứng dính với vùng thành chậu bên trái và vùng tiểu khung, u xơ tử cung dính với đại tràng xích-ma và trực tràng. Kíp phẫu thuật đã thực hiện bóc tách, gỡ dính trực tràng, đại tràng xích-ma ra khỏi tử cung, gỡ buồng trứng ra khỏi thành chậu hông trái, gỡ niệu quản ra khỏi phần dính với khối u buồng trứng.
Sau đó các bác sỹ cắt hoàn toàn tử cung và hai buồng trứng để loại bỏ cả u xơ tử cung và u nang buồng trứng.
Khối u được lấy ra khỏi cơ thể của bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Với sự nỗ lực và phối hợp kịp thời của cả ê-kip, ca phẫu thuật kéo dài trong khoảng 2 giờ thành công tốt đẹp. Người bệnh được chuyển về khoa Phụ Ngoại-phụ Nội tiết để điều trị hồi sức.
Hiện tại người bệnh hồi phục tốt, tỉnh táo, tri giác tốt, bài tiết tốt, ăn uống tốt và có kế hoạch được xuất viện.
Tiến sỹ Phạm Thái Hạ-Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết thêm, với tình trạng của người bệnh C., nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng ra m.áu kéo dài dẫn đến thiếu m.áu, khi khối u tiếp tục lớn lên có thể chèn ép gây khó thở, thậm chí khối u cũng có thể bị vỡ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Qua trường hợp này, các bác sỹ cũng khuyến cáo phụ nữ ở mọi lứa t.uổi nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần, làm các xét nghiệm tầm soát để phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa./.
Cứu cụ bà bị nhồi m.áu não
Cụ bà 79 t.uổi, hôn mê, liệt nửa người trái, chẩn đoán đột quỵ não, được Bệnh viện Lão khoa Trung ương điều trị.
Gia đình cho biết bệnh nhân còn tỉnh táo và bình thường vào 9h30 ngày 16/7, tới 9h50 bà lơ mơ, không đáp ứng khi gọi hỏi và bị liệt. Bà được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh viện Lão khoa Trung ương trưa cùng ngày.
Bác sĩ chẩn đoán bà đột quỵ nhồi m.áu não, tắc động mạch não giữa bên phải, hẹp mạch cảnh ngoài sọ hai bên, không bị xuất huyết, chưa bị tổn thương sọ não, kịp thời đến bệnh viện trong giờ vàng. Bà được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để điều trị.
Một giờ sau khi điều trị, ý thức của bệnh nhân cải thiện, mạch, huyết áp ổn định. Một ngày sau điều trị, bà tỉnh táo, song vẫn liệt nửa người. Sau can thiệp ba ngày, bà tỉnh táo hơn, các dấu hiệu sinh tồn dần ổn định, bắt đầu được tập phục hồi chức năng. Ngày 28/8, bà không còn liệt, cơ lực phục hồi tốt, có thể đi lại không cần trợ giúp, tự ăn uống, được cho điều trị ngoại trú và tiếp tục tập phục hồi chức năng ở nhà.
Bác sĩ khám cho cụ bà sau can thiệp do nhồi m.áu não. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Đột quỵ não là nguyên nhân gây t.ử v.ong thứ 3 sau bệnh lý tim mạch, ung thư, và thường xuyên gây tàn phế cho người bệnh. Đột quỵ não được chia thành hai thể gồm nhồi m.áu não, tỷ lệ 80-85%, và xuất huyết não, chiếm khoảng 15-20%. Việc người bệnh được điều trị nhồi m.áu não kịp thời sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng cho chính người bệnh và gia đình.
Để điều trị đột quỵ, tiêu sợi huyết là một trong những phương pháp điều trị đặc biệt hiệu quả. Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, cho biết phương pháp chỉ định cho người bệnh nhồi m.áu não cấp đến sớm trong vòng 4-5 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ. Thuốc tiêu sợi huyết được tiêm vào tĩnh mạch để làm tan cục m.áu đông gây tắc mạch m.áu, giúp người bệnh nhồi m.áu não cấp không phải phẫu thuật hoặc bị can thiệp xâm lấn, từ đó hồi phục nhanh, giảm di chứng thần kinh. Phương pháp còn giúp giảm thiểu tỷ lệ t.ử v.ong và phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh.
Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết trên nhóm bệnh nhân cao t.uổi gặp khó khăn như khó xác định thời gian khởi phát, đưa đến viện thường chậm trễ, các bệnh lý nền cũng như các thuốc sử dụng hàng ngày làm cho bệnh nhân bị chống chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng của thuốc…
Bác sĩ khuyến cáo gia đình cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu đột quỵ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Người nhà không nên tin tưởng các phương pháp truyền miệng hoặc sơ cứu cho bệnh nhân trước, làm chậm trễ thời gian tới bệnh viện, ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân.