Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Adelaide và đăng tải trên tạp chí khoa học Gut Microbes.
Cơ chế chung của các loại thuốc được sử dụng trong hóa trị liệu chính là nhắm vào các tế bào phát triển và nhân đôi nhanh, vốn là điểm đặc trưng của các tế bào ung thư, và t.iêu d.iệt chúng. Dưới sự tấn công của hóa chất, tế bào ung thư sẽ ngừng phân chia và c.hết đi, khiến khối u teo dần lại. Bên cạnh tác dụng tại chỗ, các loại thuốc này cũng sẽ di chuyển xuyên suốt cơ thể thông qua hệ tuần hoàn và t.iêu d.iệt các tế bào ung thư di căn ở những cơ quan khác.
Vấn đề nằm ở chỗ thuốc hóa trị không thể phân biệt được tế bào ung thư và các tế bào phát triển nhanh khỏe mạnh trong cơ thể như: tế bào tủy xương, tế bào nang lông, tế bào biểu mô ruột.
Tổn thương đường ruột là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất trong điều trị ung thư. Bệnh nhân sau điều trị có thể ghi nhận các triệu chứng như: đau bụng, xuất huyết, tiêu chảy.
TS. Hannah Wardill, đại diện nhóm tác giả nhận định về vấn đề này: “Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư, từ lâu đã được xem là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng tôi muốn thay đổi điều này”.
Theo TS. Hannah Wardill, nhiều loại vi khuẩn bên trong đường ruột của con người rất nhạy cảm với các đồ ăn. Không chỉ là về loại thức ăn, mà còn là lượng thức ăn.
Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đã phát hiện ra rằng, nếu người bệnh nhịn ăn 48 tiếng, trước khi hóa trị, số lượng và sự đa dạng của các vi khuẩn đường ruột liên quan đến khả năng cải thiện kết quả điều trị sẽ gia tăng đáng kể.
Bên cạnh đó, bằng việc nhịn ăn, các tế bào niêm mạc ruột đã có sự thay đổi, khiến chúng trở nên khó bị tổn thương bởi hóa trị liệu hơn.
“Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư là điều mà mọi người ít khi nhắc đến. Tuy nhiên, trên thực tế, vì hóa chất có khả năng t.iêu d.iệt các tế bào ung thư mạnh mẽ, đương nhiên nó cũng sẽ gây độc cho cơ thể và dẫn đến những tổn thương không hề nhỏ và thậm chí gây t.ử v.ong. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi đã cho thấy, chỉ cần nhịn ăn hoặc giảm ăn 48 tiếng trước hóa trị liệu sẽ giúp giảm các tổn thương lên đường ruột”, TS. Hannah Wardill nhấn mạnh.
Theo nhóm tác giả, ở bước kế tiếp, họ sẽ thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, để hiểu rõ cách nhịn ăn dẫn đến những thay đổi tích cực này.
Hóa trị ung thư là gì?
Hóa trị là sử dụng các loại thuốc diệt tế bào thường được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm.
Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị là ba phương pháp chủ yếu điều trị ung thư nói chung. Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị quan trọng với nhiều loại ung thư. Ở giai đoạn II và III của bệnh, bệnh nhân phải được hóa trị để tăng khả năng phục hồi. Ở giai đoạn IV, hóa trị có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Hóa trị ngày nay đã đạt được nhiều tiến bộ vượt trội so với trước kia. Thuốc hóa trị hiện đại thường ít gây buồn nôn và ít tác dụng phụ hơn hẳn. Các loại thuốc đưa vào áp dụng đã được tiến hành thử nghiệm lâm sàng với mục tiêu đạt hiệu quả hóa trị tốt hơn và làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi trị liệu.
Không giống như xạ trị hay phẫu thuật, các loại thuốc hóa trị có thể điều trị bệnh ung thư đã di căn bởi vì chúng di chuyển qua đường m.áu. Thông thường các thuốc hóa trị được sử dụng phối hợp, ít khi dùng một loại.
Hóa trị được thực hiện theo đợt và có thời gian nghỉ giữa các đợt điều trị. Việc này sẽ cho phép các tế bào bình thường trong cơ thể có thời gian phục hồi sau các tác dụng phụ của thuốc.
Số đợt điều trị sẽ được lên kế hoạch trước khi quá trình điều trị bắt đầu (tùy thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh) hoặc cũng có thể linh hoạt nhằm theo dõi xem quá trình điều trị ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đến bệnh ung thư như thế nào.
Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng thuốc và thời gian của quá trình điều trị. Những tác dụng phụ phổ biến nhất của hóa trị là cảm giác nôn nao và nôn, rụng tóc trong thời gian ngắn, tăng khả năng bị n.hiễm t.rùng và mệt mỏi.
Nhiều tác dụng phụ này có thể sẽ gây khó chịu và buồn phiền. Nhưng hầu hết các tác dụng phụ có thể giảm được bằng thuốc, chăm sóc hỗ trợ hoặc bằng cách thay đổi kế hoạch điều trị.
Nếu bạn có tác dụng phụ hãy hỏi bác sĩ và y tá cách có thể giúp làm giảm nhẹ hoặc hạn chế chúng. Một số tác dụng phụ cần điều trị ngay lập tức.
Những người phải điều trị bằng hóa trị đôi khi sẽ cảm thấy chán nản bởi thời gian điều trị hoặc bởi vì những tác dụng phụ. Nếu điều này xảy ra với bạn hãy hỏi bác sĩ.
Có nhiều cách làm giảm tác dụng phụ hoặc dễ dàng kiểm soát chúng hơn. Nên nhớ rằng những lợi ích mong đợi từ biện pháp điều trị có giá trị hơn những tác dụng phụ mà bạn đang gặp phải.
Tác dụng phụ thường gặp sau hoá trị và xạ trị của bệnh nhân ung thư là:
– Giảm sức đề kháng
– Thiếu m.áu (giảm số lượng hồng cầu)
– Buồn nôn và nôn, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân
– Rụng tóc: thường khởi phát từ 3-4 tuần sau chu kỳ điều trị đầu tiên
Trên thực tế, đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến việc hạn chế tác dụng phụ của hoá trị và xạ trị. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy kiệt, sức khoẻ ngày càng giám sút trầm trọng.
Những sự thật bố mẹ cần biết về ung thư ở t.rẻ e.m
Các loại ung thư phát triển ở t.rẻ e.m thường khác với ở người lớn. Nó không liên quan chặt chẽ đến lối sống hoặc các yếu tố nguy cơ từ môi trường.
Các phương pháp điều trị ung thư ở trẻ thường được sử dụng là: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và các liệu pháp gen. Hiệu quả điều trị chịu tác động lớn bởi thời điểm chẩn đoán, cũng như sự đáp ứng với phương pháp điều trị của cơ thể trẻ.
Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có xấp xỉ 300.000 t.rẻ e.m và trẻ v.ị t.hành n.iên (0-19 t.uổi) được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Nhiều khía cạnh trong điều trị ung thư, mà chúng ta biết đến ngày nay, như hóa trị liệu kết hợp, đều được rút ra từ các nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhi ung thư.
Theo WHO, ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chỉ có khoảng 20% bệnh nhi ung thư được điều trị.
Trong đó, bệnh bạch cầu là dạng ung thư phổ biến nhất. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, gần như những t.rẻ e.m mắc bệnh bạch cầu đều không thể qua khỏi. Ngày nay, nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, 90% bệnh nhi mắc loại ung thư m.áu này có thể chữa khỏi.
Chính vì vậy, khi được chẩn đoán mắc ung thư, có đến 80% các bệnh nhi đã ở giai đoạn muộn, khối u đã di căn khắp cơ thể.
Những trường hợp t.ử v.ong không thể tránh khỏi ở bệnh nhi ung thư, thuộc các nước thu nhập thấp và trung bình, thường đến từ việc chẩn đoán muộn, bỏ sót và thiếu chăm sóc y tế.