“Tôi bị trào ngược dạ dày thực quản, nghe nói bệnh này chỉ gây khó chịu chứ không nguy hiểm. Vậy nếu không điều trị thì có dẫn đến ung thư không?” – Quang Hải (Cần Thơ)
TS-BS. Lê Thị Tuyết Phượng (Trưởng Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM): Các biến chứng đơn thuần của trào ngược dạ dày thực quản sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, nhưng những biến chứng gây ra viêm thực quản trào ngược sẽ dẫn đến hẹp thực quản, xuất huyết thực quản, hoặc nặng hơn là thủng thực quản…
Ảnh minh họa: internet
Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến ung thư thực quản, mặc dù tỷ lệ này không cao. Khi bệnh nhân có những biến chứng gọi là thực quản Barrett mà không ghi nhận được chuyển sản, nghịch sản, loạn sản thì tỷ lệ ung thư chiếm 0,5%.
Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng Barrett nhưng ghi nhận có tình trạng nghịch sản, loạn sản, chuyển sản thì nguy cơ ung thư lên 10%, thậm chí 40%. Do đó, bệnh này cần được theo dõi và điều trị để loại trừ những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu ung thư thực quản
Ung thư thực quản gây ra chứng khó nuốt và một số dấu hiệu chung ở các bệnh ung thư như sụt cân, đau đớn, khó thở…
Ở giai đoạn cuối của ung thư thực quản, bệnh nhân chỉ có cách giảm triệu chứng đau đớn, khó chịu để cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó, khi có các dấu hiệu cảnh báo, cần đến các cơ sở ý tế để thực hiện kiểm tra chuyên sâu.
Các dấu hiệu sớm của ung thư thực quản
Ban đầu, ung thư thực quản thường không có dấu hiệu rõ ràng. Còn khi đã xuất hiện, triệu chứng phổ biến nhất là chứng khó nuốt. Kể cả ăn uống bình thường, ăn miếng vừa phải, người bệnh vẫn có thể gặp phải tình trạng nghẹn, cảm giác mắc kẹt ở cổ họng. Khi gặp triệu chứng này, người bệnh nên ăn đồ ăn mềm hoặc đồ lỏng để cải thiện.
Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư thực quản là khó nuốt.
Ngoài ra, ung thư thực quản còn có một số triệu chứng như giảm cân không giải thích được, đau ngực, nóng hoặc nặng ngực, ợ nóng, khó tiêu, khàn tiếng, ho…
Các dấu hiệu của ung thư thực quản giai đoạn cuối (IV)
Các triệu chứng trên sẽ trở nặng khi bệnh tiến triển và bắt đầu di căn. Chứng khó nuốt sẽ nghiêm trọng hơn, thậm chí, người bệnh chỉ có thể ăn thức ăn lỏng.
Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể gặp các tình trạng sau:
– Đau họng, ho nặng kéo dài.
– Thở nặng nè.
– Khàn giọng và khó nói, chỉ có thể nói thầm.
– Nấc liên tục.
– Buồn nôn và ói mửa.
– Đau xương khớp.
– Xuất huyết thực quản, có thể gây ra xuất huyết trong đường tiêu hóa và phân.
– Mệt mỏi, có thể do thiếu m.áu, một số loại thuốc và phương pháp điều trị ung thư.
– Ngủ không ngon do đau đớn hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Các phương pháp giảm triệu chứng
Các triệu chứng này có thể cải thiện bằng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, điều quan trọng là người nhà phải trao đổi với người bệnh để thực hiện theo mong muốn cuối đời của họ.
Giãn thực quản: Nếu việc nuốt trở nên quá khó khăn, giãn thực quản có thể giúp người bệnh dễ chịu hơn. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ giống bóng bay xuống thực quản để nhẹ nhàng kéo căng mô và mở rộng lỗ thông giúp thức ăn và chất lỏng đi qua dễ dàng hơn.
Cắt laze: Các bác sĩ cũng có thể sử dụng chùm tia laser nhắm vào các mô ung thư khiến thu hẹp thực quản. Chùm tia này sẻ phá hủy các mô, cải thiện khả năng nuốt và tiêu hóa.
Sử dụng ống ăn: Nếu không thể thực hiện các phương pháp trên, người nhà bệnh nhân có thể sử dụng ống để đưa thức ăn vào cơ thể bệnh nhân. Ống này cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp qua mạch m.áu hoặc vào dạ dày, ruột non. Điều này có thể ngăn ngừa suy dinh dưỡng và kéo dài t.uổi thọ.
Với bệnh nhân giai đoạn cuối không thể ăn uống, người nhà có thể sử dụng ống để cung cấp dinh dưỡng. Ảnh: Rachel Glenn
Sử dụng thuốc giảm đau: Để giảm bớt tình trạng đau đớn, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau và cách đưa thuốc vào cơ thể nếu chúng quá khó nuốt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm đau dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ.
Ngoài ra, người nhà có thể cho bệnh nhân sử dụng đá bào, son dưỡng môi, chăn ấm để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.